Hoạt động vay tài sản thường xuyên xảy ra trong đời sống thường ngày và dưới nhiều hình thức, nhiều mức lãi suất mà các bên thỏa thuận với nhau. Có nhiều trường hợp cho vay vượt quá lãi suất mà pháp luật quy định dẫn đến hành vi cho vay nặng lãi. Vậy quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn quy định pháp luật về nội dung trên
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP
Cho vay nặng lãi là gì?
Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP gọi là “cho vay lãi nặng”.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Lãi suất vay tối đa 20%/năm
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay dân sự như sau
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, lãi suất giới hạn trong hợp đồng vay dân sự là không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay.
Một số trường hợp truy cứu TNHS với hành vi cho vay nặng lãi
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, một số trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:
(1) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
(2) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
(3) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng:
+ Trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
(4) Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
(5) Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được.
Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP.
Trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Mức xử lý hình sự đối với tội danh cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được căn cứ vào Điều 201 Bộ luật hình sự, cụ thể:
– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với hành vi cho vay nặng lãi nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng thì khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt, theo đó:
– Hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.- Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, vì hình phạt áp dụng cao nhất là phạt tù có thời hạn nên mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định, tức không quá 2 năm 3 tháng tù giam.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản chung vợ chồng theo quy định?
- Đầu tư tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật?
- Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê không ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 385 – Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
Hợp đồng là sử thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc bên mua bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý cho một chủ thể khác, chủ thể này sẽ thay thế vị trí pháp lý tức là sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm và hưởng các quyền lợi khác theo hợp đồng.