Người cao tuổi phạm tội có phải ngồi tù không?

19/01/2022
Quy định pháp luật tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
556
Views

Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều vụ án hình sự ; mà do là người cao tuổi gây ra. Mới đây nhất là vụ ở Tịnh Thất Bồng Lai gây xôn xao dư luận. Mới đây chúng tôi có nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề “Người cao tuổi phạm tội có phải ngồi tù không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Người cao tuổi là ai?

Luật người cao tuổi 2009 có quy định như sau:

Điều 2. Người cao tuổi

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo đó có thể hiểu người cao tuổi ở Việt Nam là những người lớn tuổi; đủ 60 tuổi trở lên. Là công công dân Việt Nam

Quyền của người cao tuổi

Căn cứ vào Điều 3 Luật người cao tuổi; người cao tuổi có các quyền sau đây:

  • Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
  • Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
  • Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật người cao tuổi; và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá; giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
  • Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ; nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;  
  • Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
  • Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở; nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai; hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
  • Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của người cao tuổi

Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

  • Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
  • Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người cao tuổi phạm tội có phải ngồi tù không?

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) không quy định cụ thể như thế nào là người cao tuổi mà chỉ đề cập các trường hợp người “già yếu”, “người từ đủ 70 trở lên”, “người từ đủ 75 tuổi trở lên” trong các quy định xử lý trách nhiệm của người cao tuổi phạm tội hình sự hay người cao tuổi là người bị hại. 

Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ;trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Theo quy định trên, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 trở lên; và không có quy định về độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, khi người cao tuổi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự; dù là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng.

Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người cao tuổi

  • Đối với người từ đủ 70 tuổi trở lên khi phạm tội; sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (căn cứ điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự)
  • Người từ đủ 75 tuổi trở lên cũng sẽ không bị áp dụng mức hình phạt cao nhất là tử hình (Điểm b khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự)
  • Trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:

+ Thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (Theo điểm e khoản 1 Điều 66 Bộ luật hình sự)

  • Không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là người đủ 75 tuổi trở lên.( Điều 40 Bộ luật hình sự)
  • Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS. (Điều 18 Bộ luật hình sự);
  • Người đủ 70 tuổi trở lên là ông, bà, cha, mẹ của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi Không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sư hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 19 Bộ luật hình sự).

Quy định pháp luật hình sự về Tội loạn luân

Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; quy định về tội loạn luân như sau:

Điều 184. Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, chủ thể của tội loạn luân chỉ còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng bao giờ cũng cả hai người mới là tội phạm này, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại.

Tội loạn luân bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hiện nay, theo Điều 184 của Bộ luật Hình sự chỉ quy định duy nhất một hình phạt chính đối với tội loạn luân là phạt tù có thời hạn.

Theo quy định này, nếu bạn giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy, tội phạm gây hậu quả lớn cho gia đình, xã hội nên hình phạt phải chịu chỉ có hình phạt tù.

Khi quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội, Tòa án không chỉ căn cứ vào quy định trên mà còn cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mà còn xét cả về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề ”Người cao tuổi phạm tội có phải ngồi tù không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi hiếp dâm là gì?

Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Cưỡng dâm là gì?

Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc vào mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.