Việc đặt điều nói xấu 1 ai đó không phải là hành vi xa lạ trong xã hội hiện nay. Ví dụ khi ghét 1 ai đó; họ hoàn toàn có thể đặt điều nói xấu người đó. Tuy nhiên; hành vi này không hề đơn giản. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền. Về vấn đề này; chị Trần Thiên T có đặt câu hỏi cho Luật sư X như sau:
Chào Luật sư! tôi là Trần Thiên T (sống tại Đại La, Hai Bà Trưng). Chuyện là tôi và chị H kế bên có tranh chấp nhà đất; chúng tôi đã ra tòa án nhân dân giải quyết; vụ việc đã được giải quyết xong và đúng là phần đất tranh chấp thuộc về tôi. Tuy nhiên; từ đó chị H không còn nói chuyện với tôi; hơn thế nữa còn đặt điều nói xấu tôi; tôi rất khó chịu về việc đó. Tôi xin hỏi luật sư là đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì? Tôi có thể kiện chị H đúng không? Mong luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!
Trước tiên; Luật sư X xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Sau đây; chúng tôi xin tư vấn về Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì? Mời bạn đọc tham khảo!
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền?
Việc đặt điều nói xấu người khác diễn ra rất phổ biến mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong những môi trường khác nhau. Đặt điều nói xấu được hiểu là hành vi bịa đặt; nói những lời không tốt đẹp; nói không đúng sự thật về 1 người nào đó hay loan truyền những thông tin đó.
Hành vi đặt điều nói xấu người khác là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Chính vì vậy; nên việc đặt điều nói xấu người khác chắc chắn là 1 hành vi vi phạm quyền. Vậy hành vi này đã vi phạm quyền nào được pháp luật bảo vệ? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!
Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì?
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Chình vì vậy; đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự; nhân phẩm.
Theo Hiến pháp 2013 quy định: “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”
Cùng với đó; Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng
Như vậy; đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Đặt điều nói xấu người khác bị xử lý như nào?
Thứ nhất; đặt điều nói xấu người khác có thể bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; người đặt điều nói xấu người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thứ hai; đặt điều nói xấu người khác có thể bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp mức độ hành vi nặng; lời lẽ sử dụng có tính chất làm nhục người khác; hành vi này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng; thì người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 .
Thứ ba; đặt điều nói xấu người khác có thể phải bồi thường.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này; người đặt điều nói xấu phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Lập Facebook vu khống người yêu cũ là gái bán dâm bị xử lý ra sao?
- Thủ tục tố cáo khi bị người khác vu khống được quy định như thế nào?
- Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư X về “Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Luật sư X là đơn vị chuyên về dịch vụ luật; giải đáp thắc mắc vấn đề giấy tờ; tra cứu thông tin quy hoạch; mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự;… vì vậy bất kỳ vấn đề pháp lý nào hiện nay hãy liên hệ tới chúng tôi khi cần.
Nếu có thắc mắc trong các vấn đề pháp lý và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đặt điều nói xấu được hiểu là hành vi bịa đặt; nói những lời không tốt đẹp; nói không đúng sự thật về 1 người nào đó hay loan truyền những thông tin đó.
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân; hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực. Việc bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.