Chào luật sư! Tôi là chủ doanh nghiệp chuyên cung cấp xe điện du lịch; kinh doanh hoạt động tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Do thời gian bận bịu nên vẫn chưa thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; nên cũng rất lo sợ việc các đối thủ khác cạnh tranh không lành mạnh làm xấu thương hiệu hay ăn cắp nhãn hiệu;… Rất mong luật sư tư vấn về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu vừa nhanh gọn mà tiện lợi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:
Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu?
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân; tổ chức khác nhau nhằm chỉ ra ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Theo quy định của pháp luật, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối việc từ chối đăng ký nếu nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn; hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay; đó là việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện thủ tục này. Đây là lý do vì sao Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu của chúng tôi được ra đời.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cả một quá trình kéo dài và trải qua nhiều bước phức tạp. Cụ thể chúng ta cần thực hiện những thủ tục sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng; và được thực hiện đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Bộ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật cần có:
- Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Bộ khoa học & công nghệ ban hành).
- Mẫu nhãn hiệu (In kích cỡ 5cm x 5cm, 8 bản)
- Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện).
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu (Gồm: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu).
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu (đối với trường hợp đăng ký dưới sở hữu của công ty).
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu Trí tuệ
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký Khi tiến hành nộp hồ sơ; thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn
Trình tự thụ lý hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Tiếp nhận đơn xin đăng ký
Trường hợp đơn có đủ tài liệu theo quy định:
- Cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và các tờ khai.
- Tờ khai được trao có giá trị thay cho giấy biên nhận đơn.
Trường hợp đơn không đủ tài liệu thì đen sẽ bị từ chối tiếp nhận.
- Cục sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu đơn
- Hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn trả phí, lệ phí theo quy định.
Thẩm định hình thức đơn
Khi hồ sơ đầy đủ giấy tờ, tài liệu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức của đơn. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng; kể từ ngày nộp đơn và có thể bị kéo dài.
Cục sở hữu ra công bố đơn hợp lệ
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ sẽ được Cục sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.
Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu về nhãn hiệu là quy trình nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được bảo hộ nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Không áp dụng đối với ơn đăng ký thiết kế bố trí.
Quy trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu được tiến hành 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Sau quá trình thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký phù hợp với quy định thì sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu có thời hạn là 12 tháng.
Tuy nhiên do số lượng đơn quá lớn dẫn đến Cục sở hữu trí tuệ không có đủ nhân lực để xử lý; nên dẫn đến quy trình có thể bị kéo dài đến 24 tháng.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Các gói dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Gói dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản
Đây là gói dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cơ bản nhất; và bao gồm đầy đủ thủ tục để một nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền.
Gói dịch vụ đăng ký bảo hộ đầy đủ
Là gói dịch vụ đầy đủ nhất cho một nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể bởi:
- Cục sở hữu trí tuệ
- Cục bản quyền tác giả.
Đây là gói dịch vụ luôn được những đơn vị chuyên nghiệp và uy tín lựa chọn để bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bà Rịa Vũng Tàu
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bến Tre
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Bà Rịa – Vũng Tàu“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!
Quý khách vui lòng liên hệ số: 0833102102 để được tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ. Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Câu hỏi thường gặp
Những điều kiện đó bao gồm:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ; hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
– Tổ chức, cá nhân đăng ký dùng cho hàng hóa/dịch vụ do mình sản xuất/cung cấp;
– Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa và không phản đối việc cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể);
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa/dịch vụ (có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu.