Việc đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để có phí,… là hành vi trái pháp luật. Do đó, cá nhân có hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng. Còn đối với tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng. Cùng Luật Sư 247 giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 25/2013/TT-NHNN
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP
- Chỉ thị 35/2021/CT-TTg
Nội dung tư vấn
Nhu cầu đổi tiền lẻ Tết Nguyên Đán 2022
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thị trường đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì tết ngày càng sôi động. Chỉ cần vài giây với thao tác tìm kiếm cụm từ “đổi tiền lẻ” trên các website, trang mạng xã hội, group, vô vàn bài viết cung cấp dịch vụ này sẽ được hiển thị. Thậm chí, nhiều website mới được tạo ra với các tên gọi như: “Dịch vụ đổi tiền”, “Đổi tiền Tết” hay “Đổi tiền giá rẻ“,… Đáp ứng nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới của người dân trong khoảng thời gian cận kề Tết Nguyên đán, trong các lễ hội, để đi chùa, lì xì,…
Thực trạng phí đổi tiền lẻ hiện nay
Phí đổi tiền mới hiện đang ở mức cao hơn đầu năm 2021 từ 1 – 5% tùy mệnh giá tiền. Một số cửa hàng công bố phí đổi tiền mới năm 2022 loại mệnh giá 1.000 đồng là 15% (1 xấp 100 tờ trị giá 100.000 đồng mất phí 15.000 đồng). Loại tiền mệnh giá 2.000 – 5.000 đồng phí 10%; 10.000, 20.000 đồng phí 8%; 50.000 đồng phí 7%; 100.000 đồng phí 4%; 200.000 đồng phí 3%.
Tuy nhiên, với tờ tiền cotton mệnh giá 500 đồng thì mức giá đổi lại rất cao. Do quan niệm màu đỏ là màu của may mắn nên với 100 tờ 500 đồng. Tổng số tiền phải trả là 300.000 đồng (phí 250%). Mức phí này được cho là đã giảm so với những năm trước. Cách đây ba năm, mức phí này lên đến 300%. Trong năm 2020 giảm còn 270% và hiện đang tiếp tục giảm còn 250%.
Các tờ tiền cotton mệnh giá khác cũng được rao với giá khá cao như tờ 10.000 đồng có giá 80.000 đồng/tờ.
Các cửa hàng này thường phải đổi với số lượng lớn từ đầu mối cung cấp để có mức phí thấp. Nếu Tết năm nay kinh doanh không hết thì để sang năm sau kinh doanh tiếp. Do phí đổi từ các năm trước cao nên các cửa hàng vẫn giữ phí cao dù nhu cầu đổi của khách đã giảm nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Xử phạt hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết
Đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết là vi phạm pháp luật
Trước nhu cầu đổi tiền lẻ dịp cuối năm của nguời dân tăng cao. Một số người đã kinh doanh dịch vụ đổi tiền hưởng phần trăm chêch lệch. Thậm chí, một số đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo; dựa vào chiêu thức đổi tiền dịp tết.
Người dân đi đổi tiền dịp này có thể đối mặt với hàng loạt rủi ro như bị đổi thiếu tiền; sử dụng tiền bất hợp pháp; không rõ nguồn gốc; hay thậm chí là tiền giả.
Do tiền lẻ có số lượng lớn nên sau khi đổi tiền, chúng ta sẽ không thể kiểm tra toàn bộ ngay lập tức. Thêm vào đó, những đổi tượng cung cấp dịch vụ này chỉ hoạt động trên mạng, thậm chí ẩn danh, không có tổ chức, trụ sở rõ ràng. Bởi vậy, khi đổi trúng tiền giả thì chúng ta còn gặp rủi ro khi phải chứng minh nguồn gốc tiền đó từ đâu mà có.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 25/2013 quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này đã quy định rõ: “Chỉ có Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân“.
Đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng
Liên quan đến hoạt động thu đổi tiền để hưởng chênh lệch. Các luật gia cho biết, những hành vi đổi tiền để hưởng chênh lệch; thu phí đổi như trên là vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Như vậy, những hành vi hưởng chênh lệch khi đổi tiền sẽ bị xử phạt nghiêm. Theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định này quy định: “Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với cá nhân nào có hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Nếu tổ chức vi phạm, mức xử phạt hành chính sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.“
Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Việc đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để có phí,… là hành vi trái pháp luật. Do đó, cá nhân có hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng. Còn đối với tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng.
Vừa qua, Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị 35/CT-TTg ngày 31/12/2021. Trong đó có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: Tăng cường kiểm tra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động mua; bán ngoại tệ; vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Mức xử phạt về sử dụng tiền giả theo quy định pháp luật
- In tiền giả bán cho con bạc bị xử lý như thế nào?
- Lấy tiền lì xì của con, ba mẹ có thể bị phạt đến 30 triệu đồng
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định tại Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố mẫu tiêu biểu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông làm cơ sở cho việc thu, đổi, tuyển chọn, phân loại tiền.
a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần; hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.