Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm được lấy như thế nào?

07/01/2022
999
Views

Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm là mẫu phiếu được lập ra để báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Việc này thực hiện đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Vậy mẫu báo cáo gồm những nội dung gì? Hãy cũngLuật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Cơ sở pháp lý

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14

Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

Hiện nay Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14. Mọi người chú ý để sử dụng đúng mẫu. Tránh trường hợp người thực hiện báo cáo sử dụng sai mẫu và bị cơ quan trả báo cáo về.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm

– Việc xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu.

– Việc ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm

Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ nào?

  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ủy viên Ủy ban nhân dân.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp HĐND được thực hiện ra sao?

Thường trực Hội đồng nhân dân trình HĐND quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm;

Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;

Thường trực Hội đồng nhân dân trình HĐND thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu HĐND đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Thời hạn, thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

Điều 7 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ”.

Theo đó, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2018.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND thực hiện theo quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân Nghị quyết số 85/2014/QH13.

Riêng đối với HĐND cấp xã do không thành lập Tổ đại biểu HĐND thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực HĐND cấp xã quyết định việc phân chia thành các Tổ. để các đại biểu Hội đồng nhân dân trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Trách nhiệm của người được lấy phiếu phiếu tín nhiệm

 Chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân.

+ Thời gian báo cáo: tính từ thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu.

+ Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

+ Báo cáo có độ dài từ 4 – 5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4, không kèm theo phụ lục.

+ Kê khai tài sản, thu nhập của người được lấy phiếu tín nhiệm.

– Trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, nếu đại biểu HĐND có yêu cầu thì người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Văn bản gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu.

Nội dung mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm

Trong Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ gồm những nội dung sau:

– Quốc hiệu tiêu ngữ cùng ngày tháng năm.

– Tên báo cáo ghi rõ Tại kỳ họp thứ mấy HĐND tỉnh nào khóa bao nhiêu, nhiệm kỳ nào?

– Thông tin của người thực hiện báo cáo gồm: Họ tên, chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đơn vị công tác;

– Căn cứ vào Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, tôi xin báo cáo các nội dung về:

+ Về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Cần ghi rõ ràng, chính xác báo cáo đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Người viết báo cáo Tự đánh giá.

+ Giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu HĐND yêu cầu.

+ Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chuyển đến.

– Người báo cáo ký và ghi rõ họ tên.

Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ trong trường hợp nào?

Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.

Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm” của Luật sư X. Công ty Luật sư X là đơn vị hàng đầu về dịch vụ luật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có thắc mắc cần được giải đáp qua số 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Giám sát tối cao là gì?

Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.

Giải trình là gì?

Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào?

Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội. Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.