Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác?

31/12/2021
Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác? Chưa đủ 18 tuổi mà giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
1008
Views

Hành hạ người khác là một trong những tội thuộc chương XIV Phần thứ hai Bộ luật hình sự, tức là thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là tội hành hạ người khác?

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hành hạ người khác theo Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổng thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

Cấu thành tội phạm tội hành hạ người khác

Để xác định hành vi hành hạ người khác có bị chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm sau đây:

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Tại Khoản 1 Điều 140 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1.Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này….

Như vậy hành vi hành hạ người khác được xác định là đối xử tàn án hoặc làm nhục người lệ thuộc vào mình.

Hành vi đối xử tàn ác được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ trong khi người phạm tội hoàn toàn có điều kiện.

Tuy nhiên, việc đối xử tàn ác này chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Ngoài ra, hành vi đối xử tàn ác này diễn ra trong thời gian kéo dài nhất định

Hành vi làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, có thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm đến danh dự người khác.

Người lệ thuộc vào mình được xác định như sau: Lệ thuộc về kinh tế, lệ thuộc về tôn giáo, lệ thuộc về mối quan hệ công tác, lệ thuộc về các mặt khác.

Hậu quả

Tội hành hạ người khác có cấu thành tội phạm hình thức.

Do đó mà hậu quả không phải là yếu tố quyết định đến việc định tội danh. Chỉ cần người phạm tội có các hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm là đủ.

Mặt chủ quan của tội phạm

Yếu tố lỗi

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Mục đích

Thực tế mục đích của người phạm tội là hành hạ người khác.

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người khác.

Chủ thể của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội này phải là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Ngoài quy định về việc người phạm tội này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên thì còn có một yếu tố đặc biệt về chủ thể là người bị hại phải có mối quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội.

Hình phạt đối với tội hành hạ người khác

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đối với tội hành hạ người khác chỉ áp dụng hình phạt chính như:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Hình phạt này sẽ được áp dụng cho người đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không phải là đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Mức phạt tù này sẽ áp dụng cho bạn nếu bạn phạm tội hành hạ người khác thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên.

Theo quy định pháp luật hiện hành không có quy định về hình phạt bổ sung cho tội phạm này.

Chưa đủ 18 tuổi mà giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Pháp luật hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Một nguyên tắc của Bộ luật hình sự 2015 về vấn đề người chưa thành niên phạm tội là: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Vô ý phạm tội là gì?

Căn cứ vào Điều 11 Bộ luật hình sự quy định về vô ý phạm tội như sau:

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Có thể xác định ra làm 02 loại vô ý phạm tội bao gồm:

  • Vô ý do quá tự tin
  • Vô ý do cẩu thả

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “Pháp luật quy định như thế nào về tội hành hạ người khác?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bức tử là gì?

Bức tử là làm người khác phải tự sát do đã có hành vi có lỗi đối với họ. Bức tử là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng của người khác.

Chủ thể của tội bức tử?

Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra chủ thể này còn là người mà nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc nhất định (có thể coi là chủ thể đặc biệt).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.