Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

30/12/2021
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
950
Views

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và các trường hợp khác liên quan

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII; kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chính là quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

Thời hiệu khởi kiện do BLTTDS 2015 quy định

Điều 184 BLTTDS 2015 quy định:

  1. Thời hiệu khởi kiện; thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu; trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

BLTTDS 2015 đã sửa đổi bổ sung theo hướng dẫn chiếu tới các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện ở một số điều luật cụ thể như:

  • Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là 03 năm; kể từ ngày người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm (Điều 429);
  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm; kể từ ngày người yêu cầu biết; hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm (Điều 588);
  • Thời hiệu đối với yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm (Khoản 2, Điều 623);

Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bỏ quy định tạ; Khoản 3, Khoản 4 Điều 159 BLTTDS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011:
  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
  • Tranh chấp không thuộc những trường hợp quy định trên thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu:

Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm; kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu; trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.

Tuy nhiên; bên cạnh những điều luật cụ thể quy định về thời hiệu khởi kiện; Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu tại Điều 155:

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác do luật quy định.”

Như vậy, điểm mới trong quy định về thời hiệu khởi kiện của BLTTDS 2015 chính là nguyên tắc:

  • Tòa án chỉ áp dụng các quy định; về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên; hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án; quyết định giải quyết vụ việc.
  • Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”. Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn đọc xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDS không?

Phó Chánh án TAND vẫn có thể tham gia giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là một thẩm phán thông thường. Trong trường hợp này, Phó Chánh án TAND vẫn là người tiến hành tố tụng trong TTDS.

Tòa án có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

Tòa án vẫn có quyền tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cẩn tạm thời; ngay cả khi đương sự không có yêu cầu; theo khoản 1,2,3,4,5 Điều 114 BLTTDS 2015.

Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại không?

Trường hợp khoản 3 Điều 192 và điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.