Các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp?

27/12/2021
746
Views

Xin chào luật sư, xin luật sư cho biết các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp theo phép luật sở hữu trí tuệ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi về các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp?

Theo quy định của Điều 132 Luật sở hữu trí tuệ; quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:

– Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;

– Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:

– Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

– Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.

– Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp?

Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế; kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng; hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế; kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp; người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế; kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng; hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế; kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp.

Người có quyền sử dụng trước sáng chế; kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác; trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất; kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi; khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Quy định về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Căn cứ theo Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra; mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc

Căn cứ Điều 137 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

1. Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.

2. Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.

Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này.

Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

– Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.

– Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.

– Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cần phải cung cấp chứng cứ nào để thể hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Cần phải nộp kèm theo đơn các chứng cứ chứng minh sự xâm phạm quyền. Các chứng cứ đó là:
Bản gốc, bản sao tài liệu mô tả, hiện vật liên quan đến đối tưọng bảo hộ.
Vật mẫu, hiện vật, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ chứa yếu tố xâm phạm.
Bản giải trình, so sánh sản phẩm bị xem xét với đối tuợng được bảo hộ.
Các tài liệu khác chúng minh có sự xâm phạm.

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần phải nộp cho cơ quan nào?

Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp đối với các đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo sở hữu công nghiệp khi: Sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông (trừ hành vi xẩy ra trong hoạt động nhập khẩu).
Cơ quan Quản lý Thị trường các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi lưu thông hàng hoá, kinh doanh thương mại trên thị trường.
Cơ quan Cảnh sát các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền trong trường hợp cần phát hiện, xác minh, thu thập thêm chứng cứ, chưa xác định rõ địa chỉ.
Cơ quan Hải quan các cấp đối với đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền xẩy ra trong xuất, nhập khẩu

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.