Các nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

22/12/2021
Các nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
4272
Views

Bảo vệ an ninh quốc gia là vấn đề quan trọng hàng đầu, luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia luôn phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Vậy các nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia đó là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật An ninh Quốc gia 2004

An ninh quốc gia là gì?

An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước, sự bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã hội của dân cư theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

An ninh quốc gia bao gồm các nội dung an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… và trật tự, an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; an ninh đối với những cơ sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển của quốc gia.

Hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

Hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.

Bảo vệ an ninh quốc gia là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân.

Quy định về nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

Các nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia được quy định tại Điều 5 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Nội dung các nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

Từ quy định trên, có thể hiểu nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là:

Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng, thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

Bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc, để thực hiện hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia Luật cũng quy định về xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia tại Điều 6 như sau:

Điều 6. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

1. Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Các nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chính sách an ninh quốc gia hiện nay của Việt Nam?

Chính sách an ninh quốc gia được quy định tại Điều 4 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập; chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia.

Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chướng XIII; bao gồm các tội từ Điều 108 đến Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ví dụ như:
Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội phá rối an ninh

Hình phạt bổ sung đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

Người phạm tội quy định tại Chương các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, ngoài phải chịu các hình phạt quy định tại các điều luật; còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.