Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không?

20/12/2021
Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không?
663
Views

Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không? Ly hôn là sự kiện pháp lý chẩm dứt quan hệ hôn nhân của vợ và chồng, có hai hình thức ly hôn: Ly hôn thuận tình (Cả hai bên đều mong muốn ly hôn; chấp nhận tất cả vấn đề sau ly hôn) và đơn phương ly hôn (chỉ yêu cầu ly hôn của 1 bên).

Vậy Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không? là trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài; nên vấn đề này giải quyết theo quy định khác vụ việc ly hôn trong nước. Sau đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP

Nội dung tư vấn

Ly hôn đơn phương là gì?

Chồng đang ở nước ngoài và có mong muốn ly hôn; nên đây được xem là ly hôn đơn phương còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên; khi thuộc một trong trường hợp sau:

– Khi vợ; hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình;

Hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ; hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định thì Tòa án giải quyết cho ly hôn; nếu có căn cứ về việc chồng; vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần của người kia

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không? Câu trả chắc chắn là có. Nhưng vụ việc này có yếu tố nước ngoài; nên việc giải quyết ly hôn trường hợp này thẩm quyền khác với vụ việc ly hôn thông thường khác.

Theo quy định Điều 28, 37, 39, 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định; thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài; cụ thể một bên – chồng đang định cư sinh sống tại nước ngoài thì Tóa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn – chồng cư trú trước khi đi nước ngoài.

Nơi cư trú theo Luật cư trú 2020 thì nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú; nơi tạm trú.

Các trường hợp đặc biệt khi ly hôn với chồng đã đi ra nước ngoài

Trường hợp 1: Không rõ địa chỉ của người chồng tại nước ngoài

Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả; vì lý do bị đơn sống lưu vong; không có cơ quan nào quản lý; không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được.

Thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai  hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai; và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

Trường hợp 2: Người chồng giấu địa chỉ hoặc không có địa chỉ

– Trường hợp chồng đang ở nước ngoài không có địa chỉ; không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ; tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

  • Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ; không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ; tin tức gì về họ)

Thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; theo quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích;

Hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

Sau khi kết thúc thời gian yêu cầu về mất tích; hoặc chết thì người vợ tại Việt Nam có thể yêu cầu ly hôn.

  • Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước; nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ; tin tức của bị đơn cho Toà án; cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án;

Thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ; từ chối khai báo; từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết.

Cách xử lý của Tòa của 1 số trường hợp

Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ; tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết;

Thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án; hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn;

Đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án; quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng; và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Hồ sơ ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài

Khi biết được Tòa án giải quyết vụ việc Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không? Và đây thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn. Thì người vợ nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh với hồ sơ như sau:

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Chồng đang ở nước ngoài có được ly hôn không?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn hãy liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ.

Bài viết bạn có thể quan tâm

Làm thế nào để có thể ly hôn theo yêu cầu của một bên?

Cấp dưỡng cho con sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Thủ tục ly hôn và một số quy định

Câu hỏi thường gặp

Khi nào quan hệ vợ chồng chấm dứt?

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Thuận tình ly hôn là như thế nào?

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thuận tình ly hôn là trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Kết hôn trái pháp luật là gì?

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.