Điều khiển xe sản xuất lắp ráp trái quy định bị xử phạt ra sao?

13/12/2021
Điều khiển xe sản xuất lắp ráp trái quy định bị xử phạt ra sao
1100
Views

Chào luật sư, Tôi có một vấn đề muốn luật sư tư vấn. Điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định bị xử phạt ra sao?

Sự việc cụ thể như sau

Xe máy của tôi đã mua được hơn chục năm nay. Thời gian gần đây thì khung xe bị hỏng, tôi đem ra quán sửa xe thay khung xe mới. Hôm qua, tôi đang đi thì bị CSGT kiểm tra; CSGT sau khi kiểm tra thì thông báo là xe tôi điều khiển không có số khung số máy, mấy anh CSGT lập biên bản tạm giữ xe. Hẹn tôi đến CSGT làm việc. Sau khi tôi đến CSGT có hỏi thì tôi nói là do xe tôi bị hỏng khung nên tôi đi thay khung xe mới rồi. Sau khi làm việc thì CSGT ra quyết định phạt tôi; với lỗi là Điều khiển loại xe sản xuất lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. Luật sư cho tôi hỏi CSGT phạt như vậy có đúng không? Mong nhận được tư vấn của luật sư!!!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Thông tư số 58/2020/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định bị xử phạt ra sao?

Theo như bạn trình bày, bạn đã thay đổi số khung xe máy; như vậy là bạn đã cải tạo xe; mà bạn không báo với cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy CSGT xử phạt bạn là hoàn toàn hợp lý. Bạn đã mang chiếc xe này tham gia giao thông; bạn sẽ bị xử phạt hành chính với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 3; và điểm d Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”

Như vậy, theo quy định nêu trên; bạn sử dụng xe này để tham gia giao thông; thì bạn sẽ bị xử phạt với lỗi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông; và bị phạt tiền từ 800.000 đồng và 1.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu phương tiện; và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe A1 từ 01 tháng đến 03 tháng.

Cách thức nộp phạt khi vi phạm điều khiển xe sản xuất lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Các trường hợp cấp đổi và cấp lại giấy tờ đăng ký xe

Khoản 1,2 Điều 11 Thông tư số 58/2020/TT-BCA; quy định các trường hợp được cấp đổi giấy tờ đăng ký xe bao gồm:

– Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn;

– Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe có thời hạn;

– Giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát;

– Xe thuộc tài sản chung của hai vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng

– Thay đổi các thông tin của chủ xe hoặc chủ xe tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe

* Hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe gồm:

– Giấy khai đăng ký xe (mẫu 02, Thông tư 15/2014/TT-BCA).

– Chứng minh nhân dân.

– Nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe); hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe).

Khi đi mang xe đến để kiểm tra.

* Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan công an cấp huyện; nơi bạn có hộ khẩu thường trú

Đi xe tự chế gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Trường hợp điều khiển xe tự chế và gây thiệt hại cho tính mạng người khác; hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác; người điều khiển phương tiện có thể phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; theo Điều 202 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người gây ra tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra; theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định; và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế; bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động; và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về ”Điều khiển xe sản xuất lắp ráp trái quy định bị xử phạt ra sao?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường găp

Quay đầu xe trong khu dân cư bị phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư sẽ bị Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe

Xe máy bị che lấp biển số thì bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Xe tự chế là gì?

Theo chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 32 ngày 28/12/2007 của ngành Công an – Bộ giao thông vận tải, kể từ ngày 01/01/2008 cấm lưu hành đối với các loại xe tương tự xe “Tự chế”.
Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số..

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.