Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?

12/12/2021
Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền?
1046
Views

Hiện nay, tai nạn lao động vẫn còn xảy ra khá nhiều mặc dù có quy định nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh trong quá trình làm việc. Xảy ra tai nạn này là điều không ai mong muốn, không thể lường trước được. Hậu quả dẫn đến ảnh hưởng về mặt vật chất, tinh thần lẫn sức khỏe của người lao động.

Xin chào luật sư. Tôi có thắc mắc này mong luật sư giúp đỡ giải đáp. Vợ tôi bị tai nạn trên đường đi làm về và đã giám định thương tật là 13%. Phía công ty chỉ hỗ trợ tiền khám chữa bệnh. Ngoài ra không có thêm khoản trợ cấp nào. Xin hỏi các khoản hỗ trợ vợ tôi nên nhận được là bao nhiêu? Công ty chỉ trả tiền khám bệnh có đúng không. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ quý công ty. Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc về khoản hỗ trợ cho người lao động như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc gây tử vong. Xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người lao động không may gặp phải tai nạn trong quá trình làm việc do đó đặt ra vấn đề về giải quyết chế độ hỗ trợ. Người sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ giúp đỡ và hỗ trợ người gặp sự cố theo quy định pháp luật.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 bao gồm 3 điều kiện:

  1. Điều kiện thứ nhất bị tai nạn trong trường hợp sau. Tai nạn tại nơi làm việc hoặc trong thời gian làm việc (kể cả đang sinh hoạt như ăn uống giải lao, đi vệ sinh); Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc được giao; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian với tuyến đường hợp lý.
  2. Tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
  3. Không nằm trong các trường hợp: Do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây ra sự cố mà không liên quan đến việc thực hiện công việc lao động; Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ khi người bị tai nạn có thỏa mãn 3 điều kiện nêu trên thì mới đủ điều kiện để hưởng chế độ. Trường hợp tai nạn trên đường được coi là tai nạn lao động khi chứng minh được thỏa mãn đủ cả 3 điều kiện trên. Tuyến đường đi làm phải hợp lý, suy giảm khả năng từ 5% và không do cố ý hoặc dùng chất gây nghiện.

Mức bồi thường khi bị tai nạn lao động

Mức bồi thường thiệt hại đối với tai nạn lao động căn cứ vào mức độ nghiệm trọng suy giảm khả năng lao động. Trách nhiệm từ người sử dụng lao động quy định Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 gồm:

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động;
  • Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị;
  • Thanh toán chi phí đồng chi trả và chi phí không nằm trong danh mục của bảo hiểm y tế;
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động;
  • Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi;
  • Bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động;
  • Sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết.
  • Sắp xếp công việc phù hợp sau khi người lao động trở lại tiếp tục làm việc.

Bị tai nạn lao động không được bồi thường phải làm sao?

Khi xảy ra tai nạn nơi làm việc, công ty phải sơ cứu kịp thời. Đưa người lao động cấp cứu và tạm ứng tất cả khoản tiền chữa trị. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả đầy đủ khoản trợ cấp theo quy định. Trường hợp có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm, người lao động có quyền yêu cầu chi trả đủ. Nếu khiếu nại đến người sử dụng lao động không được giải quyết. Người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại tới Phòng lao động thương binh và xã hội. Vụ việc không thể giải quyết người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty có trụ sở.

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích về vấn đề Bị tai nạn lao động được bồi thường bao nhiêu tiền? Mong rằng bài viết trên giúp ích cho bạn đọc.

Trường hợp nếu bạn đang gặp phải vấn đề liên quan. Hãy liên hệ và đăng ký dịch vụ luật sư của chúng tôi qua hotline: 0833102102. Luật sư 247 sẽ đồng hành và bảo vệ quyền lợi của bạn tối đa.

Câu hỏi thường gặp

Không đóng bảo hiểm có hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ bắt buộc với người lao đồng làm việc thời hạn trên 1 tháng. Trường hợp không thuộc đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội thì chế độ trợ cấp thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, nếu tai nạn lao động không may xảy ra quyền lợi của người lao động vẫn được bảo đảm, công ty phải đứng ra chi trả khoản trợ cấp theo quy định.

Ra ngoài công tác gặp tai nạn có được coi là tai nạn lao động?

Trường hợp được giao công việc đi ra ngoài thực hiện nhiệm vụ, không may gặp tai nạn. Ngoài ra không sử dụng chất kích thích trái quy định. Đây vẫn được xem là tai nạn lao động. Bởi dù không ở trong địa điểm làm việc nhưng người lao động ra ngoài theo nhiệm vụ được giao vẫn tính đang trong thời gian làm việc và hưởng chế độ theo quy định.

Tranh chấp về tai nạn lao động không hòa giải mà khởi kiện luôn được không?

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
Như vậy về tai nạn lao động cần thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận