Trường hợp thuộc diện cách ly y tế do covid-19 có được hỗ trợ không?

11/12/2021
936
Views

Xin chào luật sư, trước đây đối với trường hợp phải cách ly y tế thì được Nhà nước hỗ trợ. Hiện nay trường hợp thuộc diện cách ly y tế do covid-19 có được hỗ trợ không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi về thủ tục nhận hỗ trợ covid-19 đối với trường hợp phải cách ly y tế. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Nội dung tư vấn

Khi dịch Covid- 19 có diễn biến ngày càng phức tạp. Số ca nhiễm mỗi ngày không ngừng tăng cao. Số người thuộc diện cách ly y tế cũng ngày một nhiều; các khu cách ly tập chung trở nên quá tải. Vì thế nhiều trường hợp phải tự cách ly y tế tại nhà. Vậy hiện nay trường hợp thuộc diện cách ly y tế có được hỗ trợ gì không? Hãy cùng luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Trường hợp thuộc diện cách ly y tế do covid-19 có được hỗ trợ không?

Trường hợp cách ly y tế tại nhà

– Đối tượng thuộc diện F1 gửi hồ sơ theo quy định tới UBND cấp xã nơi cư trú. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.

– Trước ngày 5 và ngày 20 hằng tháng, UBND cấp xã tổng hợp; lập danh sách F1 đủ điều kiện hưởng chính sách, gửi UBND cấp huyện.

– Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của UBND cấp xã; phòng chuyên môn tổng hợp, thẩm định, trình UBND cấp huyện.

– Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly

– Cơ sở y tế, cơ sở cách ly căn cứ vào hồ sơ quy định; lập danh sách đối với các trường hợp F1 đủ điều kiện hưởng chính sách gửi UBND cấp huyện. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/3/2022.

– Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, phòng chuyên môn tổng hợp; thẩm định trình UBND cấp huyện.

– Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền ăn đối với người hoàn thành cách ly y tế?

Theo Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền ăn đối với trường hợp người đã hoàn thành cách ly y tế (F1); tại cơ sở cách ly theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:

– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cách ly y tế tại cơ sở cách ly.

– Giấy hoàn thành việc cách ly.

– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng sinh, giấy khai sinh.

– Biên nhận thu tiền ăn tại cơ sơ cách ly đối với người đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly.

Cách ly tại khách sạn, resort có phải tự chi trả các chi phí không?

Chi phí cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/2/2021, trong đó tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP quy định: Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch

– Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí quy định.

– Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội; cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người`ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:

+ Chi phí đưa đón từ cơ sở; địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung:

+ Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;

+ Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung; (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng; xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác); với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí theo quy định bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.

Do đó nếu không cách ly tập trung tại các cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn; thì không được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí xét nghiệm.

Khoản chi phí phải tự chi trả khi cách ly y tế?

Tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ quy định: Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch.

a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn; resort phải tự chi trả các chi phí quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị Quyết này.

b) Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội; cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:

– Chi phí đưa đón từ cơ sở; địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung;

– Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;

– Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung; (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng; bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác); với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b khoản này, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.

Trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị.

Người lao động phải nghỉ việc để cách ly y tế có được hưởng BHXH không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 thì BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Chính sách BHXH được thực hiện với 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Đối với trường hợp người lao động bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc đối tượng có đủ điều kiện để hưởng 1 trong 5 chế độ nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng chế độ BHXH.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Tiền trợ cấp chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật hiện hành?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trong thời gian cách ly y tế bị bệnh lý khác có được thẻ BHYT chi trả không?

Người có thẻ BHYT được Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng BHYT như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng BHYT (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về BHYT.

Công dân di chuyển bằng đường bộ về nước thì cách ly được hỗ trợ những chi phí nào?

Công dân Việt Nam từ các nước láng giềng về nước bằng đường bộ khi thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch thì được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí cách ly y tế, bao gồm chi phí: Đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đến cơ sở cách ly y tế tập trung; xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; một số quyền lợi khác tại các cơ sở cách ly bắt buộc.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Để lại một bình luận