Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa

07/12/2021
Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
726
Views

Khi nước ta đổi sang loại thẻ căn cước công dân gắn chíp thì số lượng người thực hiện đổi thẻ rất nhiều, lại trong thời kì dịch bệnh nên việc trả thẻ thường diễn ra lâu hơn thông thường. Vì vậy, có khá nhiều người dân thắc mắc về cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa? Để tìm hiểu vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân năm 2014

Tra cứu hồ sơ làm Căn cước công dân gắn chíp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Người dùng truy cập vào địa chỉ website Cổng dịch công quốc gia tại:

https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

Nhấp vào Thông tin dịch vụ >>> Tra cứu hồ sơ

Nhập Mã hồ sơ (được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân) và Mã bảo mật, sau đó nhấp vào nút Tra cứu.

Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp qua Zalo

Người dùng vào ứng dụng Zalo, tìm kiếm Công an quận/huyện nơi làm căn cước công dân.

Nhấp vào Quan tâm để kết nối với trang Zalo Official Account Công an quận/huyện.

Sau đó, chọn Tra cứu CCCD. Các thông tin cần cung cấp gồm: số CMND hoặc họ tên, ngày tháng năm sinh.

Lưu ý: Không phải cơ quan công an nào cũng có chức năng tra cứu thông tin CCCD. Vì vậy, nếu không tìm ra cơ quan công an cấp huyện trên Zalo hoặc không có chức năng tra cứu CCCD thì người dân có thể thử các cách khác.

Bao lâu được cấp thẻ căn cước công dân là đúng Luật?

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do số lượng người làm Căn cước công dân quá lớn dẫn đến thời gian trả thẻ bị ảnh hưởng. Trong chưa đầy nửa năm, cả nước có hơn 50 triệu hồ sơ đề nghị cấp CCCD gắn chip. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc trả thẻ cũng bị chậm trễ.

Phản ánh chậm trả Căn cước công dân gắn chíp qua email

Người dân mở email cá nhân, soạn mail mới và gửi tới dancuquocgia@mps.gov.vn

Chủ đề, nội dung email cần trình bày chi tiết, rõ ràng về việc chậm trả thẻ CCCD gắn chíp.

Sau đó nhấn nút Gửi và chờ phản hồi từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Phản ánh chậm trả/kiểm tra tiến độ làm Căn cước công dân gắn chíp qua Facebook

Để gửi phản ánh chậm trả CCCD gắn chíp, người dân truy cập vào fanpage của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ttdldc

Nhấp vào “Nhắn tin” và nhập thông tin đầy đủ thông tin bị chậm trả thẻ CCCD gắn chíp.

Trong đó cần có thông tin: Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Số CMND/CCCD; Nơi thường trú; Ngày làm CCCD; Số điện thoại;…

Ngoài ra, nếu bạn chưa làm thẻ CCCD gắn chíp và muốn tiết kiệm thời gian thì có thể sử dụng các cách đặt lịch dưới đây:

Cách đặt lịch làm căn cước công dân gắn chip trên Zalo

Công an nhiều tỉnh thành như TPHCM, Bắc Giang… đã có tài khoản Zalo để công dân đăng ký.

Nội dung đăng ký gồm: Họ tên; Ngày/tháng/năm sinh; Địa chỉ thường trú (ghi đầy đủ số nhà, tổ, khu phố, phường); Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Thời gian đăng ký lên làm căn cước công dân (giờ, ngày, tháng, năm); Số điện thoại liên hệ; Hình chụp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Cụ thể:

Bước 1. Cập nhật ứng dụng Zalo lên phiên bản mới nhất trên điện thoại.

Bước 2. Chọn khung “Tìm kiếm” và nhập tên đơn vị Công an nơi cư trú (cấp quận. Ví dụ ở quận Hà Đông, Hà Nội thì nhập tên cơ quan này) > nhấn “Quan tâm”.

Bước 3. Chọn nút “Xem số căn cước công dân đang làm” và xem danh sách lấy số thứ tự đăng ký làm căn cước công dân theo từng phường, bạn kéo qua sẽ thấy link danh sách.

Cách đặt lịch làm Căn cước công dân gắn chip trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của nhà nước.

Bước 2: Chọn vào mục “Cấp thẻ Căn cước công dân” và chọn vào lý do thực hiện.

Bước 3: Chọn vào Cấp thực hiện. Còn ở mục Cơ quan thực hiện, hãy chọn cơ quan công an nơi tỉnh bạn ở hoặc các cơ quan khác nếu bạn chọn mục khác rồi ấn vào Tiếp tục sau khi chọn xong. 

Bước 4: Tiếp đến là thông tin ở “Phiếu yêu cầu”.

Người dân cần phải đọc kĩ lại các thông tin phía trên được lấy từ dữ liệu công dân Quốc gia.

Nếu chính xác, tích vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê trên tờ khai là đúng sự thật” rồi ấn “Tiếp tục”.

Bước 5: Tiếp tục chọn ngày “Đăng ký thu nhận thông tin căn cước công dân” và ấn vào “Tiếp tục”.

Bước 6: Một lần nữa bạn sẽ được đọc và xác nhận thông tin nhưng lần này bạn sẽ được cấp thêm một mã hồ sơ; và bấm vào “Tiếp tục”.

Bước 7: Một giấy hẹn sẽ được hiện ra và công dân có thể in và lưu lại trong điện thoại, máy tính để trình cơ quan công an khi đến làm căn cước công dân.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không?

Đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD; CMND 9 số trước ngày 23/01/2021 thì thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Đồng nghĩa bạn không phải bắt buộc đổi thẻ CCCD mã vạch, CMND 9 số đang còn thời hạn sử dụng sang thẻ CCCD gắn chip.
Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi bạn có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có gì đặc biệt?

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin của công dân, liên kết với các thông tin khác như: thông tin nhân thân, Bằng lái xe, Bảo hiểm y tế, thuế…Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính người dân không cần phải mang theo nhiều lại giấy tờ. Tiết kiệm được thời gian, chị phí công chứng, chứng thực giấy tờ.

Địa điểm cấp thẻ Căn cước công dân?

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận