Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về biện pháp khẩn cấp tạm thời BLTTDS

02/12/2021
Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về biện pháp khẩn cấp tạm thời BLTTDS
487
Views

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự. Dưới đây là thông tin về Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Luật sư!

Cơ quan ban hành:Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02/2020/NQ-HĐTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành:24/09/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Dân sự , Tư pháp-Hộ tịch

Tóm tắt Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP

Không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu làm doanh nghiệp bị ngừng hoạt động

Ngày 24/9/2020, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó, 04 trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là:

Trường hợp thứ nhất, nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động. Ví dụ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa toàn bộ tài khoản duy nhất của doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động.

Trường hợp thứ hai, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; Tài sản của cá nhân (gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;…).

Trường hợp thứ ba, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác quy định tại khoản 10 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài khoản được doanh nghiệp sử dụng để thanh toán nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng….

Nghị quyết này có hiệu lực từ 01/12/2020.

Xem trước và tải xuống Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của cá nhân trong các trường hợp nào?

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của cá nhân trong các trường hợp sau đây:
Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng bện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụtrong các trường hợp nào?

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi nào?

Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết;
2. Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Trên đây là thông tin về Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về biện pháp khẩn cấp tạm thời BLTTDS

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận