Ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

04/11/2021
Ủy quyền bằng giấy viết tay cần ghi những nội dung gì?
895
Views

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp chúng ta không thể trực tiếp thực hiện công việc mà cần ủy quyền cho người khác thay chúng ta thực hiện công việc đó. Trong trường hợp này, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hầu hết mọi người đều nắm được những quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này. Nhiều người ủy quyền bằng giấy viết tay và lo lắng về tính hợp pháp của bản ủy quyền, chưa thật sự rõ về việc ủy quyền nhìn từ góc độ pháp lý.

Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang làm việc tại Hà Nội. Tôi muốn mua một mảnh đất tại quê và được thông tin có người đang có nhu cầu bán đất. Tuy nhiên hiện tại do tình hình dịch bệnh việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Tôi đã nhờ một người bạn ở quê tiến hành các hoạt động mua bán mảnh đất thay cho mình thông qua một hợp đồng ủy quyền. Tôi đã thực hiện việc ủy quyền bằng giấy viết tay. Không biết liệu trong trường hợp này giấy ủy quyền của tôi có hợp pháp hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ủy quyền bằng giấy viết tay được hiểu như thế nào?

Giấy ủy quyền viết tay là một giao dịch dân sự vì nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền, làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. Có thể thấy, hình thức của giao dịch dân sự nói chung và giấy ủy quyền nói riêng là phương tiện thể hiện và ghi nhận ý chí của chủ thể xác lập về sự thỏa thuận, cam kết của các bên chủ thể. Dù ủy quyền bằng giấy viết tay thì vẫn được thừa nhận như một giao dịch dân sự giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Về mặt bản chất, giấy ủy quyền cũng là một giao dịch dân sự. Do vậy, muốn xác lập và cùng nhau ghi nhận một sự thỏa thuận này các chủ thể phải tuân theo các hình thức xác lập được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trừ các trường hợp pháp luật có quy định về việc cần có sự quản lý của nhà nước; hoặc cần có chứng cứ xác thực, minh bạch dự phòng cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp thì các chủ thể buộc phải tuân theo các hình thức nhất định đó.

Ủy quyền bằng giấy viết tay cần ghi những nội dung gì?

Giấy ủy quyền phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:

Tên loại văn bản

Thông tin của các bên (Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền): Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân (hoặc các thông tin trong hộ chiếu), địa chỉ thường trú của từng người.

Nội dung và phạm vi ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ có phạm vi thực hiện trong nội dung ghi tại phần này. Nội dung của việc ủy quyền không trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.

Thời hạn ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Ghi rõ giấy ủyquyền này có giá trị từ ngày …đến ngày…

Thù lao ủy quyền (nếu có): Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền. Nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền: Các bên cam đoan thông tin nhân thân là hoàn toàn đúng sự thật. Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ lập giấy ủy quyền là do cơ quan có thẩm quyền cấp; không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt, làm sai lệch nội dung. 

Ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Như vậy, hình thức của giao dịch dân sự khá đa dạng. Không quy định bắt buộc phải theo hình thức cố định. Giấy ủy quyền viết tay có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, pháp luật không quy định mẫu cụ thể cho giấy ủy quyền. Miễn đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, ủy quyền bằng giấy viết tay vẫn được pháp luật thừa nhận. Đồng thời cũng phải thỏa mãn các điều kiện nêu trên.

Ủy quyền bằng giấy viết tay không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng có thể được kể đến như sau:

– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau; hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ. Quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Văn bản ủy quyền (Giấy ủy quyền; hoặc Hợp đồng ủy quyền) cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch. Các trường hợp không được phép ủy quyền như: đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha-mẹ-con…

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền không?

Hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp. Pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng.

Cá nhân được ủy quyền cần đáp ứng những điều kiện gì?

Cá nhân được ủy quyền cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Cá nhân có thể là bên được ủy quyền để tham gia các giao dịch dân sự khi đã từ đủ 15 tuổi trở lên. Trừ một số giao dịch; hay quan hệ yêu cầu người tham gia giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015.

Có bắt buộc phải trả thù lao trong hợp đồng ủy quyền hay không?

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền; bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, theo quy định này việc ủy quyền có thể được trả thù lao hoặc không

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận