Giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

29/11/2021
Giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?
640
Views

Trộm cắp tài sản xưa nay vốn không phải chuyện hiếm gặp. Đặc biệt khi dịp tết đến xuân về, nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Có những đối tượng không muốn lao động, hay nghĩ cách lao động. Họ không muốn dùng mồ hôi công sức của mình để có được tài sản một cách chính đáng. Thay vào đó, họ nghĩ ra đủ mọi thủ đoạn tinh vi để lừa hay trộm cắp tải sản của người khác. Thậm chí có những cách mà nghe qua mọi người sẽ không tin đó là sự thật.

Tôi từng đọc vài bài bóc phốt về vấn nạn trộm cắp tài sản khi hẹn hò qua Tinder. Chuyện là cô gái đi hẹn hò nhưng hóa ra bị bạn nam lừa lấy cắp điện thoại. Đọc xong tôi chỉ biết mừng thầm cho cô gái vì không gặp tình huống tồi tệ hơn.
Gần đây thậm chí còn có một câu chuyện bi hài hơn nữa. Đó là có đối tượng đã giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản. Vụ việc này xảy ra trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghĩ không thể xảy ra nhưng lại hoàn toàn có thật. Đối tượng đã bị truy tố về tội trộm cắp tài sản.  

Giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Hãy lắng nghe tư vấn của Luật sư X nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Trộm cắp tài sản là gì? 

Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, đối tượng tác động có thể tiền, dịch vụ, thông tin,…mà không có sự cho phép của chủ nhân

Dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản 

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản, có thể tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành vi trộm cắp tài sản

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, người đồng phạm với người trộm cắp tài sản nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản (Ví dụ: A ghét B nên xúi giục C trộm tài sản của B. Trường hợp này dù A không có mục đích chiếm đoạt tài sản của B nhưng A vẫn bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm).

Khách thể của tội phạm

Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp. 

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Khung 1

Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.

Khung 5

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp bị phát hiện, các đối tượng dùng hành vi đe dọa. Đồng thời khống chế nạn nhân. Hành vi này có thể cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự. 

Tội cưỡng đoạt tài sản

Khung 1

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khung 5

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Giả gái dụ mua dâm để trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Dấu hiệu cấu thành tội phạm gồm những gì

Dấu hiệu cấu thành tộ phạm bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể, mặt chủ thể

Ngoài truy cứu hình sự ra có còn cách nào khác không?

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Có thể kể đến như xử lý hành chính, xử lý vi phạm hành chính.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp · Hình sự

Để lại một bình luận