Vi phạm quy định đấu thầu có thể bị xử phạt như thế nào?

25/11/2021
Phó giám đốc Viện Mắt TP Hồ Chí Minh có thể bị xử phạt như thế nào?
451
Views

Gần đây, báo đài đưa tin liên tục về tin tức Phó giám đốc bệnh viện Mắt TP HCM. Cụ thể là ông Nguyễn Trí Dũng vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ông Dũng, còn có 3 bị can khác đang được xem là đồng phạm của vụ án. Hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, nếu xác định được là ông Dũng có tội thì khả năng cao là ông Dũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. 

Có nhiều người đặt ra câu hỏi sau.

Vi phạm quy định đấu thầu có thể bị xử phạt như thế nào?

Hãy cùng Luật sư X giải đáp câu hỏi trên nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn:

Đấu thầu là gì? 

Đấu thầu là một đề nghị giá do một cá nhân hoặc doanh nghiệp đặt ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một nhu cầu rằng một cái gì đó được thực hiện. Đấu thầu được sử dụng để xác định chi phí hoặc giá trị của một dịch vụ hoặc sản phẩm

Vi phạm quy định đấu thầu có thể bị xử phạt như thế nào?

Hành vi của các bị can theo tài liệu điều tra:

4 bị can, gồm: Nguyễn Minh Khải – Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM; Võ Thị Chinh Nga – Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM; Phí Duy Tiến – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM; Nguyễn Quốc Toản – nguyên Trưởng Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức – tham gia chỉ đạo, thực hiện gói thầu “Mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu năm 2018.

Khi thực hiện đấu thầu mua sắm, một số cá nhân lãnh đạo Bệnh viện Mắt TPHCM đã làm trái quy định của pháp luật về đấu thầu để loại mặt hàng thủy tinh thể nhân tạo cùng tương đương đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và có giá dự thầu thấp nhất, mua các mặt hàng thủy tinh thể có giá dự thầu cao gồm: thủy tinh thể nhân tạo CT Asphina 509M với giá 3,1 triệu đồng/cái; thủy tinh thể nhân tạo CT Asphina 509MP với giá 3,6 triệu đồng/cái; thủy tinh thể nhân tạo CT Lucia 601PY với giá 3,4 triệu đồng/cái; thủy tinh thể nhân tạo CT Lucia 201P với giá gần 3 triệu đồng/cái.

Việc Bệnh viện Mắt TPHCM lựa chọn mặt hàng thủy tinh thể có giá cao hơn trúng thầu trái quy định dẫn đến việc Bảo hiểm y tế và người bệnh phải chi trả thêm phần chênh lệch, gây thiệt hại tổng số tiền hơn 14,2 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại cho Quỹ Bảo hiểm y tế hơn 5 tỷ đồng, người bệnh có bảo hiểm y tế hơn 7 tỷ đồng, người bệnh không có bảo hiểm y tế gần 2 tỷ đồng.

Hành vi của các bị can có thể bị khởi tố vì vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng được thể hiện qua số tiền thiệt hại nêu trên. 

Các bị can có thể bị xử phạt như thế nào?

Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được quy định:

Khung 1

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;

b) Thông thầu;

c) Gian lận trong đấu thầu;

d) Cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;

e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

g) Chuyển nhượng thầu trái phép.

Khung 2

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 3

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Khung 4

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc xác định tội của các bị can còn phụ thuộc vào quá trình điều tra. Đặc biệt, mức phán quyết cụ thể còn phụ thuộc vào Tòa án xét xử. Tuy nhiên, qua các mức hình phạt được quy định, có thể xét thấy có các yếu tố tăng nặng. Ví dụ như gây thiệt hại với số tiền trên 1 tỷ Việt Nam đồng. Hoặc phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm vào hoạt động đấu thầu. 

Cụ thể vụ án này hãy cùng chờ kết luận của cơ quan chức năng nhé!

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Vi phạm quy định đấu thầu có thể bị xử phạt như thế nào?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Thông thầu là gì?

Thông thầu thường được hiểu là hành vi thông đồng, cấu kết , dàn xếp với nhau của các bên tham gia đấu thầu nhằm để một bên thắng thầu, làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, minh bạch của đấu thầu

Phạm tội có tổ chức là gì?

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận