Hạn của chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 là khi nào?

24/11/2021
Hạn của chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 là khi nào?
372
Views

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người lao động cần phải nắm rõ được các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Qua bài viết sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp đến bạn đọc thắc mắc về hạn của chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết sô 68/NQ-CP

Nội dung tư vấn

Chính sách hỗ trợ người lao động

Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội; hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4/2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động; và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.

Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập; tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học; trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên; tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021;

+ Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần; như sau:

Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.

Hỗ trợ người lao động ngừng việc

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động; và thuộc đối tượng phải cách ly y tế; hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.

Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo; tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021

+ Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.

Hỗ trợ bổ sung và trẻ em

a) Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con; hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi; và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha.

b) Trẻ em phải điều trị do nhiễm COVID-19; hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phí điều trị; và tiền ăn theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này; được ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em trong thời gian điều trị; cách ly từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Hạn cuối của chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68

Ngày 31/12/2021 sẽ là hạn cuối để xét hưởng các chính sách hỗ trợ người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, ngừng việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP.

Cụ thể, Nghị quyết này chỉ giải quyết việc hỗ trợ cho những người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động; nghỉ việc không lương, ngừng việc; và chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 – 31/12/2021. Đây là khoảng thời gian được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4.

Sau ngày 31/12/2021, dù người lao động bị ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng; chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc không lương; (và đáp ứng một số điều kiện khác theo Nghị quyết 68) cũng sẽ không nhận được tiền hỗ trợ.

Ngoài ra, cũng theo Nghị quyết 68; ngày 31/12/2021 cũng là thời gian cuối để được xét nhận tiền hỗ trợ đối với các trường hợp như:

– Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên; họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV dừng hoạt động 15 ngày trở lên (tính từ 01/5 – 31/12/2021);

– Hướng dẫn viên du lịch đã có thẻ hành nghề, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ 01/5 – 31/12/2021;

– Hộ kinh doanh (có đăng ký thuế), phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5 – 31/12/2021…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hạn cuối của chính sách hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 là khi nào?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Quy định về mức hỗ trợ tiền ăn là bao nhiêu?

– Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
– Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Mức hỗ trợ một lần được quy định như thế nào?

– Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
– Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận