Mức xử phạt về sử dụng tiền giả theo quy định pháp luật

21/11/2021
Xử phạt về sử dụng tiền giả
520
Views

Với những thủ đoạn tinh vi nhằm vụ lợi, các đối tượng phạm tội ngày càng đạt kĩ xảo cao; các tội phạm về tội danh: làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh; làm giả con dấu; làm giả bằng lái xe,…và trên các phương diện khác ngày càng nhiều. Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam; nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nưốc tổ chức in, đúc, phát hành. Nếu tình trạng lưu hành tiền giả thường xuyên sẽ dẫn tới hậu quả lạm phát về kinh tế. Vậy tội phạm sẽ phải lãnh những mức xử phạt về sử dụng tiền giả cụ thể như thế nào; cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lí

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tiền giả là gì?

Tiền giả là loại tiền không phải do nhà nước phát hành. Nó được tạo ra bởi các tổ chức, cá nhân với mục tiêu nhằm trục lợi. Bề ngoài tiền giả có đặc điểm giống đến 95% với tiền thật. Nếu không biết cách nhận dạng tiền giả; tiền thật, nạn nhân sẽ dễ dàng bị các đối tượng sử dụng lừa.

Hậu quả khi tiền giả dễ dàng được tiêu thụ, thì số tiền trong thị trường sẽ tăng cao. Từ đó, dẫn đến lạm phát tăng mà nhà nước không thể kiểm soát được. Chính vì vậy mà đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị thiếu hụt mọi nguồn lực để phát triển. Chính vì vậy xử phạt về sử dụng tiền giả cần phải chặt chẽ hơn dể tăng tính răn đe đối với các đối tượng.

Dấu hiệu nhận biết tiền giả

Một số cách kiểm tra nhanh về hìanh thức tiền giả được Luật sư 247 khuyến cáo bao gồm:

Chất liệu của tiền

Tiền giả thường là nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật; khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở mép tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn, rách.

Kiểm tra hình bóng chìm, hình định vị

Ở tiền giả, hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền) chỉ là hình ảnh mô phỏng; không tinh xảo; hình định vị (bên trái mặt trước,bên phải mặt sau tờ tiền hoặc phía trên bên phải mặt trước, phía trên bên trái mặt sau tờ tiền) không khớp khít; các khe trắng không đều nhau.

Kiểm tra hình ẩn trên cửa sổ nhỏ

Chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp ta không nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Không có yếu tố hình ẩn.

Kiểm tra các yếu tố in nổi

Ta chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật ở các vị trí: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.

Xử lí tiền giả được pháp luật quy định như thế nào?

Pháp luật quy định về xử lí tiền giả tại Thông tư số 28/2013/TT-NHNN:

  • Các cá nhân và pháp nhân có trách nhiệm kịp thời giao nộp tiền giả; và thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng; hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định bị nghiêm cấm đối với đồng tiền.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng; Kho bạc Nhà nước,… phải tiến hành lập biên bản thu giữ; phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.

  • Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.
  • Ngân hàng Nhà nước thông báo công khai các đặc điểm của tiền giả; xuất hiện trong lưu thông để các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế; xã hội và cá nhân biết.
  • Nếu Bộ Công an tổ chức giám định khi phát hiện, thu giữ tiền giả; tiền bị hủy hoại, tạm thu giữ tiền nghi giả; tiền nghi bị hủy hoại hoặc khi nhận được yêu cầu giám định của pháp nhân.
  • Sau khi có kết luận giám định tiền thì sẽ bị thu giữ; nếu xác định là tiền giả hoặc hoàn trả lại cá nhân, pháp nhân liên quan nếu không phải là tiền giả.
  • Khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt vối khách hàng thì ngân hàng,…

Như vậy không chỉ quy định về mức xử phạt sử dụng tiền giả; mà còn quy định chi tiết cả về quá trình xử lí tiền giả sau khi tiến hành thu thập.

Mức xử phạt về sử dụng tiền giả

Trách nhiệm hình sự

Tùy theo mức độ vi phạm mà tội phạm phải chịu mức xử phạt hình sự đối với hành vi này:

  • Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Xử phạt hành chính về tội sử dụng tiền giả

Ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự; thì còn người phạm tội có thể chịu mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng; hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Quy định về thu nhận và tiêu huỷ tiền giả

Về vấn đề thu nhận và tiêu huỷ tiền giả; được pháp luật quy định cụ thể tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN:

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư 247; về nội dung “Mức xử phạt về sử dụng tiền giả theo quy định của pháp luật”. Hy vọng sẽ gíup ích được cho bạn đọc trong công việc; cũng như trong cuộc sống.

Nếu có nhu cầu về dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự về tội sử dụng tiền giả; vui lòng liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Làm giả giấy tờ để cầm cố có bị đi tù không?

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì làm giả giấy tờ bị xử phạt như sau:
-Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
-Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
-Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
-Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Làm giả hợp đồng mua bán hàng hoá bị xử phạt như thế nào?

Người nào phạm tội làm giả hợp đồng mua bán hàng hoá thì sẽ phải chịu các hình phạt:
-Phạt tù từ 6 thánh đến 3 năm.
-Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
-Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
-Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, tội phạm còn phải chịu xử phạt hành chính và các hình phạt bổ sung khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận