Hôi của bị xử lý như thế nào?

21/11/2021
Hôi của bị xử lý như thế nào?
689
Views

Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển; nhưng ngược lại với điều đó; 1 bộ phận người dân có ý thức chưa cao; mang tâm lý thờ ơ. Ví dụ như gặp người tai nạn không giúp đỡ mà còn livestream;… Nhiều trường hợp chủ tài sản; tài xế lái xe gặp tai nạn không được giúp đỡ; lại còn chứng kiến tài sản của mình bị “chiếm đoạt” ngay trước mắt nhưng ngoài tầm kiểm soát và không thể ngăn cản được. Ví dụ như cách đây vài năm tại Đồng Nai xảy ra sự việc hôi của bia; gần đây nhất tại nước Mỹ xảy ra sự việc hôi của tiền. Tình huống này người “hôi của” có thể xem là công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Vậy theo pháp luật Việt Nam; hành vi hôi của bị xử lý như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Hôi của bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hôi của là như thế nào

Hôi của được hiểu là hành vi lợi dụng khó khăn; rắc rối của người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản của người đó một cách công khai.

Tính công khai; trắng trợn của hành vi này được thể hiện ở chỗ; người thực hiện không hề giấu giếm hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, khi bị chiếm đoạt tài sản; chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể ngăn cản hay làm gì khác (do biết người bị hại không dám hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn; người bị hại là người già yếu, phụ nữ,…).

Hôi của bị xử lý như thế nào

Hành vi “hôi của” có thể xem là công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Như vậy hành vi “Hôi của” không những là hành vi trái đạo đức mà còn là hành vi trái pháp luật; hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Hôi của bị xử phạt hành chính

Trong trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị xử lý hành chính; cụ thể là bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Cụ thể được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Hôi của bị xử lý hình sự

Về mặt hình sự; Theo Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015; người có hành vi “hôi của” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác.

Khung phạt thứ nhất:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường các trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung phạt thứ hai:

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

Khung phạt thứ ba:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung phạt thứ tư:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; đối với trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chủ thể

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà pháp luật quy định.

Khách thể

Là quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ và bị hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm hại đến.

Mặt chủ quan

Lỗi của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi này.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan: là chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua một số phương thức cụ thể như sau:

  • Người phạm tội lợi dụng sơ hở; vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ;
  • Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình; nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.

Tính chất của hành vi là công khai, trắng trợn, không che giấu, công khai ngay trước chủ sở hữu, người quản lý tài sản và công khai với mọi người xung quanh.

Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Hậu quả phải do hành vi ngang nhiên; trắng trợn chiếm đoạt do lợi dụng tình trạng khách quan trên.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; người thực hiện hành vi hôi của với giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Đối với hành vi hôi của có giá trị lớn hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể bị phạt tù đến 20 năm; phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hôi của bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lừa đảo chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng có bị xử lý hình sự?

– Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên
– Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tiếng Anh là “Abuse of power or position for appropriation of property”.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ; quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm?

+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
+Giấy tờ khác theo quy định

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận