Hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?

19/11/2021
Hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?
597
Views

Buôn bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm giả là hành vi vi phạm pháp luật; hành vi bán mỹ phẩm giả có thể bị phạt đến 15 năm tù; mức phạt sẽ tùy vào hành vi vi phạm. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu cụ thể về vấn đề hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?.

Căn cứ pháp lý

Xử phạt hành chính hành vi sản xuất mỹ phẩm giả

Việc xử phạt hành chính hành vi sản xuất mỹ phẩm giả với hành vi làm giả mạo nhãn hàng, làm giả bao bì thương hiệu khác được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:

…………..

c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Sản xuất mỹ phẩm giả (giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường); thì bị xử phạt hành chính gấp 2 lần mức phạt tiền được đưa ra tại khoản 1 điều 12 trên.

Hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?

Sản xuất mỹ phẩm giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Mức phạt với cá nhân

Khung 1

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả; thuộc một trong các trường hợp sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử phạt pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy hành vi sản xuất mỹ phẩm giả; có thể bị phạt tù tới 15 năm đối với cá nhân; pháp nhân thương mại thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Xem thêm: Thủ tục xin phép quảng cáo mỹ phẩm

Quy định tiến hành kiểm tra đối với mỹ phẩm

Ngày 07/9/2010 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BYT; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm.

Theo đó việc kiểm tra các cơ sở sản sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm; phải được thực hiện hàng năm. Nội dung kiểm tra bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm; việc thực hiện các quy định về nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP”; (hoặc việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm);… Thời gian tiến hành kiểm tra là từ ngày 1/11 đến ngày 15/12 hàng năm.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/10 đến ngày 30/10 hàng năm; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; các cơ sở có hoạt động về dượ;c và mỹ phẩm trên địa bàn có trách nhiệm tự kiểm tra đánh giá; cho điểm các mặt hoạt động có liên quan đến công tác dược; và mỹ phẩm của đơn vị mình dựa trên hướng dẫn của Sở Y tế. Vào tháng 12 hàng năm căn cứ trên tình hình thực tế hoạt động của ngành; Cục Quản lý dược sẽ tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm một số Sở Y tế.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra; việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm; Sở Y tế tổng kết hoạt động công tác dược và mỹ phẩm trong năm; và gửi báo cáo tổng kết về Cục Quản lý dược trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sản xuất mỹ phẩm có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phục lục IV Luật Đầu tư 2020, có 227 ngành nghề. Và sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc số thứ tự 182.

Sản phẩm mỹ phẩm là gì?

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận