Hành nghề bói toán thì phạm tội gì?

18/11/2021
636
Views

Xin chào Luật sư, bố mẹ tôi có làm ăn kinh doang buôn bán. Ngày trước gia đình tôi kinh doanh cũng có nhiều thuận lợi. Nhưng gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 mà việc kinh doang của gia đình cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của đất nước. Nhưng chuyện sẽ chẳng có gì nếu như bố mẹ tôi không rủ nhau đi xem bói toán. Thầy bói nói gia đình chúng tôi gặp hạn nên việc kinh doanh của gia đình mới gặp khó khăn. Để giải quyết tình trạng trạng thì cần phải làm cái lễ cúng, ước tính chi phí lên tới 100 triệu đồng. Tôi rất bức xúc về việc này nhưng bố mẹ tôi không nghe. Tôi muốn hỏi Luật sư hành nghề bói toán thì phạm tội gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay, tình trạng hành nghề bói toán xảy ra rất phổ biến. Đa phần những người tìm đến bói toán là những người làm ăn kinh doanh, gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều người đã lợi dụng lòng cả tin của người dân, thực hiện hành vi bói toán lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Vậy hành vi hành nghề bói toán thì phạm tội gì? người hành nghề bói toán sẽ bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về vấn đề này:

Thế nào là mê tín dị đoan?

Hành nghề mê tín, dị đoan được hiểu là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác để thu lợi và coi đó là một nghề kiếm sống.

Hành nghề mê tín dị đoan được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Khách thể của tội phạm:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Bói toán là đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của một người, việc đoán này là không có căn cứ khoa học.

+ Đồng bóng là một hình thức lừa bịp bằng cách lên đồng (giả vờ được thánh thần, ma quỷ nhập vào mình mà phán bảo những điều nhảm nhí khiến cho người bị hại tin theo).

+ Có hành vi dùng hình thức mê tín, dị đoan khác. Được hiểu là các hành vi như cúng ma, yểm bùa, gọi hồn…

– Dấu hiệu khác:

Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Những trường hợp sau đây được coi là gây hậu quả nghiêm trọng:

+ Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Nếu người thực hiện một trong các hành vi trên nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

+ Gây mất trật tự an toàn công cộng.

Trong trường hợp tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với tội hành nghề mê tín dị đoan?

Theo Điều 320 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lợi dụng mạng xã hội truyền bá, kinh doanh dịch vụ mê tín dị đoan thì bị xử phạ ra sao?

– Xử phạt hành chính:

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về hành vi hành nghề mê tín dị đoan có thể bị xử phạt như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan”.

“Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan”.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Nếu đối tượng có hành vi lợi dụng mê tín, dị đoan để lừa bịp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

– Nếu lợi dụng mê tín, dị đoan để giết người, gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội giết người được quy định tại Điều 123 và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

– Tội mê tín dị đoan theo Khoản 1 Điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Tội mê tín dị đoan theo Khoản 2 Điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sẽ chịu mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi phạm tội có một trong các tình tiết sau:

  • Làm chết người;
  • Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

– Người phạm tội hành nghề mê tín dị đoan còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) tuỳ hành vi của mình.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành nghề bói toán thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tham gia hoạt động mê tín dị đoan thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về tổ chức lễ hội, có quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
Như vậy thì hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội thì có bị phạt tù không?

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. ( Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015) 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận