Chửi bới người khác, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật; thường sẽ chịu xử phạt hành chính theo quy định. Vừa qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp theo đó xuất hiện một số trường hợp người nhà nhà bệnh nhân khi đưa bệnh nhân vào viện đã có những hành vi đánh, chửi bới các y bác sĩ . Vậy theo quy định hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ bị xử lý thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi đánh, chửi bới các y bác sĩ là hành vi vi phạm pháp luật
Việc các y bác sĩ trong bệnh viện bị người nhà bệnh nhân hành hung vẫn xảy ra ; có nhiều nguyên nhân gây ra hành động này; tuy nhiên chủ yếu là từ tâm lý hoang mang mất bình tĩnh người nhà bệnh nhân khi đưa người nhà vào bệnh viện chữa trị; có thể kể đến các lý do khiến người nhà bệnh nhân xông vào đánh; chửi bới y bác sĩ như việc muốn được ưu tiên chữa trị trước, hay bức xúc vì bác sĩ không chữa trị kịp thời….
Dù vì bất cứ mục địch nào hay vì lí do bức xúc nào; thì hành vi xông vào đánh; chửi bới các y bác là hành vi vi phạm pháp luật sẽ gây thương tổn cho y bác sĩ; gây náo loạn nơi khám chữa bệnh; ảnh hưởng đến uy tín danh dự của các y bác sĩ. Do vậy hành vi đánh chửi bới y bác sĩ cần được xử lý nghiêm minh.
Hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ
Theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
………………………………………………………………………………..
3. Phạt tiền từ 000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; …”.
Trong trường hợp này, hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ có thể bị xử phạt hành chính về các hành vi: hành vi gây mất trật tự tại bệnh viện; hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác và hành vi xâm hại sức khỏe người khác. Mức phạt tối đa cho 3 hành vi này là 3,6 triệu đồng.
Xử lý hình sự hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ
Tội cố ý gây thương tích
Nếu hành vi xông vào bệnh viện nhưng không chém; đánh vào vùng nguy hiểm, không có mục đích giết người; chỉ gây thương tích cho nạn nhân; thì hành vi sẽ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; quy định mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài mức phạt trên, còn có các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 tùy vào hành vi vi phạm; mức phạt cao nhất người phạm tội có thể bị là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
Tội gây rối trật tự công cộng
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015; thì hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như sau:
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức phụ cấp bác sĩ và tình nguyện viên khi chống dịch là bao nhiêu?
- Bác sĩ Hoàng Công Lương sẽ chấp hành án ra sao?
- Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi xông vào đánh, chửi bới các y bác sĩ bị xử lý thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 5 Quy chế đào tạo bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau:
Đào tạo BSNT chỉ có một hình thức đào tạo chính quy tập trung, thời gian đào tạo là 3 năm, học viên phải thường trú tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành khác phù hợp với yêu cầu của từng chuyên ngành để học tập, làm việc thường xuyên (trừ những buổi học tại trường do nhà trường quy định).
Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Khoản 2 Điều 98 Nghị định này quy định mức phạt vi phạm đối với các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi như sau:
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bác sĩ quảng cáo thuốc không được vi phạm Điều 6 Luật khám chữa bệnh năm 2009 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi khám chữa bệnh gồm:
Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.