Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?

18/11/2021
Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?
2347
Views

Vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp ném mắm tôm vào nhà người khác nhằm gây rối làm mất trật tự an toàn nơi ở của công dân. Các đối tượng thường lén lút lúc không có người để thực hiện hành vi; việc làm nầy đã cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác vật dụng cá nhân trong gia đình người bị ném gây bức xúc. Vậy theo quy định hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác có bị xử phạt không?

Mắm tôm là một loại gia vị có mùi rất nặng; khi bất cứ vật dụng, đồ vật nào có mắm tôm mùi sẽ rất lâu. Nhiều người không ăn được loại gia vị này sẽ rất sợ; tuy nhiên dù có ăn được nhưng mà bị ngửi mùi này quá nhiều cũng sẽ sợ; hơn nữa còn phải dọn khi hàng ngày bị ném mắm tôm vào nhà, xung quanh bị nhiễm bẩn.

Vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp người dân bị ném mắm tôm vào nhà; liên tục trong suốt một thời gian dài. Nhiều trường hợp mà chủ nhà; không biết người ném mắm tôm, vì sao họ lại nem mắm tôm vào nhà mình, mục đích là gì. Thực tế các trường hợp nhà bị ném mắm tôm vào nhà do những mâu thuẫn của chủ nhà với người ném mắm tôm; hoặc xuất hiện người đòi nợ tiền chủ nhà khi chủ nhà không trả sẽ phá; gây náo loạn cuộc sống của chủ nhà bằng cách ngày nào cũng làm phiền ném mắm tôm vào nhà đó.

Hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác nghe không quá nghiêm trọng; nhưng thực tế sự việc xảy ra gây hậu quả rất nghiêm trọng. Việc ngày nào cũng bị ném mắm tôm vào nhà; khiến người khác khiến hư hại, làm bẩn hỏng hóc tài sản chủ nhà; hơn hết việc bị ném mắm tôm hàng ngày; ảnh hưởng đến tinh thần của các thành viên trong gia đình; tâm lý, ảnh hưởng đến công việc; làm náo loạn cuộc sống của gia đình chủ nhà. Do vậy hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác; tùy vào hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự.

Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác

Hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về 

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; thì hành vi trên của những người ném mắm tôm vào nhà người khác; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra các đối tượng trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác

Hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống; tài sản của gia đình đó có thể đối mặt với các mức phạt tù đối với các tội sau:

  • Tội gây rối trật tự công cộng

Căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự 2015; thì hành vi ném mắm tôm vào nhà người khác; vào tội gây rối trật tự công cộng, mức phạt như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Hành vi ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ không chỉ ảnh hưởng riêng với người bị đe dọa; mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Do đó, ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ ở nơi có nhiều người qua lại; nơi công cộng chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng.

Người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng.

Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ; khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể, tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổi sung bởi khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 quy định.

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

– Tài sản là di vật, cổ vật.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 – 10 năm.

Đặc biệt, nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 – 20 năm.

Hình phạt bổ sung được áp dụng với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm; người tạt sơn, ném mắm tôm đòi nợ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Ném mắm tôm vào nhà người khác bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nói xấu người khác có bị xử phạt không?

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình xử phạt hành vi nói xấu người khác như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Ném đá vào xem máy đang chạy trên đường xử phạt ra sao?

Căn cứ Khỏan 7b Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận