Chuyển tiền cho tổ chức khủng bố thì bị xử phạt ra sao?

13/11/2021
918
Views

Xin chào Luật sư, gần đây tôi có phát hiện bạn tôi thường xuyên chuyển tiền cho một số tài khoản lạ. Đôi khi bạn tôi còn mượn tiền tôi để chuyển tiền cho số tài khoản đó. Vì tò mò nên tôi đã cố ý tìm hiểu. Và tôi được biết chủ số tài khoản mà bạn tôi chuyển tiền đến là người khủng bố. Họ thường xuyên có những luận điệu xuyên tạc, chồng phá nhà nước đăng trên trang thông tin của mình. Tôi cũng có lên mạng tìm hiểu về vấn đề này, nhưng chưa được rõ ràng. Tôi muốn hỏi Luật sư bạn tôi chuyển tiền cho tổ chức khủng bố thì bị xử phạt ra sao? có phạm tội tài trợ khủng bố không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013.

Nội dung tư vấn

Trước hết, khủng bố được hiểu là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng. Vậy tài trợ cho khủng bố sẽ bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này.

Tội tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật hiện hành?

Khủng bố là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia cực kỳ quan tâm và thực hiện nhiều biện pháp đề phòng, chống. Nếu như khủng bố là hành vi trực tiếp tác động đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người với các mục đích khác nhau thì tài trợ khủng bố là hành vi tác động, thúc đẩy hành vi khủng bố, làm cho hoạt động này được diễn ra với quy mô, sức ảnh hưởng khủng khiếp hơn. Pháp luật Hình sự Việt Nam đã quy định tài trợ khủng bố là tội phạm.

Tội tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 300. Tội tài trợ khủng bố

1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định theo điều luật trên là hành vi tạo điều kiện về vật chất (chỉ vật chất) cho hoạt động khủng bố. Nếu xét ở khía cạnh này, hành vi của tội phạm này là hành vi giúp sức trong đồng phạm khủng bố, nhưng do tính chất nguy hiểm của hành vi nên tội này được xây dựng thành tội danh độc lập. Hành vi được mô tả cụ thể như sau:

Huy động tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố quy định tại Khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại Khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người thực hiện tội tài trợ khủng bố là lỗi cố ý; người phạm tội biết hành vi của mình là huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức; cá nhân khủng bố- đã hoặc sẽ có hoạt động khủng bố, nhưng vẫn thực hiện.

Khách thể của tội phạm:

Là xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Khách thể trực tiếp cũng có thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Đối tượng  tác động của tội phạm này là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thông qua những đồng tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khung bố xâm phạm đến an toàn công cộng và trật tự công cộng hoặc gián tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân con người và tài sản.

Chủ thể của tội phạm:

Là cá nhân có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; pháp nhân thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật.

Hình phạt đối với tội tài trợ khủng bố?

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 300. Tội tài trợ khủng bố

1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này; thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Khung hình phạt đối với tội tài trợ khủng bố cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1)

Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

–  Khung hai (khoản 2)

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Hình phạt bổ sung.

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chuyển tiền cho tổ chức khủng bố thì bị xử phạt ra sao? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp nhân thương mại phạm tội tài trợ khủng bố thì bị xử phạt ra sao?

pháp nhân thương mại phạm tội tài trợ khủng bố, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 300, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Người thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong đó có hành vi có dấu hiệu của tội khủng bố thì bị xử phạt ra sao?

Người thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trong đó có hành vi có dấu hiệu tội khủng bố, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và tội phạm khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận