Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin của khách hàng bị xử phạt ra sao?

12/11/2021
748
Views

Xin chào Luật sư, tôi năm nay hơn 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi có tích cóp được một khoản tiền đi gửi ngân hàng. Kể từ ngày tôi đến ngân hàng gửi tiền, tôi thấy thông tin của mình rất nhiều người biết. Họ gọi điện thoại đến cho tôi, mời gọi mua hàng, đầu tư… họ còn biết cả địa chỉ nhà tôi để đến mời gọi. Tôi tin rằng thông tin của tôi đã bị bên phía ngân hàng làm lộ. Tôi muốn hỏi luật sư, nhân viên ngân hàng để lộ thông tin của khách hàng bị xử phạt như thế nào? Tôi có được bồi thường không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bí mật thông tin khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong kinh doanh mà các doanh nghiệp cần tuân thủ, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, khi câu chuyện sao kê ngân hàng được nhắc nhiều trên mạng xã hội, vấn đề xử lý đối với nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin tài khoản của khách lại càng được quan tâm nhiều hơn. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này:

Thế nào là tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng?

Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán; công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được quy định tại Điều 291 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán; công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật hình sự. Như vậy, chủ thể của tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan với lỗi cố ý; có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận biết được hậu quả của tội phạm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra; hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm gồm 05 hành vi gồm:

– Hành vi thu thập trái phép thông  tin về tài khoản ngân hàng của người khác;

Thu thập trái phép là hành vi tìm kiếm; tập hợp các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng; hoặc cơ quan có thẩm quyền.

– Hành vi tàng trữ trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác;

Tàng trữ trái phép là hành vi cất giữ, lưu trữ các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền. .

– Hành vi trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác;

– Hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác;

Mua bán trái phép là hành vi dùng tiền; tài sản để đổi lấy thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác mà không được sự cho phép của ngân hàng; hoặc cơ quan có thẩm quyền.

– Hành vi công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác.

Công khai hóa trái phép là hành vi đưa thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác trở thành thông tin rộng rãi mà ai cũng có thể biết mà không được sự cho phép của ngân hàng; hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Đó là thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bị thu thập; tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép với số lượng từ 20 tài khoản trở lên; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên.

Khách thể của tội phạm

Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng; và quyền được bảo mật thông tin tài khoản ngân hàng của chủ sở hữu tài khoản.

Đối tượng tác động của tội phạm là thông tin về  tài khoản ngân hàng.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tin dụng năm 2010; Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động; các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.

Hình thức xử lý đối với trường hợp làm lộ thông tin khách hàng?

a) Bị đuổi việc

Các ngân hàng đều có những quy định về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng và có các hình thức xử lý kỷ luật đối với những nhân viên vi phạm; trong đó chủ yếu là hình thức sa thải và bồi thường thiệt hại nếu có.

b) Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi làm lộ, cung cấp thông tin khách hàng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng theo Khoản 4 Điều 47:

“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

…d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.”

c) Xử lý hình sự:

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã có quy định rõ ràng về hành vi thu thập; tàng trữ, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291, cụ thể:

“1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán; công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

…”

Như vậy, nhân viên ngân hàng để lộ thông tin của khách hàng; sẽ phải chịu mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 7 năm tù; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Nhân viên ngân hàng để lộ thông tin của khách hàng bị xử phạt ra sao? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên ngân hàng lừa tiền dưới 2 triệu đồng có bị xử phạt không?

Do trong bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định điều chỉnh với những hành vi lừa đảo tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Vì vậy, với những trường hợp tài sản dưới 2 triệu sẽ bị xử phạt hành chính.
Mức phạt của hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác được quy định:
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Như vậy, trường hợp lừa đảo mà chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

Thủ tục tố cáo nhân viên ngân hàng lừa tiền như thế nào?

Thủ tục khi trình báo:
Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):
+ Đơn trình báo công an.
+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng).
+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận