Hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?

15/11/2021
Hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?
1321
Views

Rừng là một hệ sinh thái; mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Để bảo vệ và phát triển rừng; những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có săn, bắn, bắt, bẫy chim, nuôi nhốt hổ trái phép, ….giết mổ động vật rừng trái phép; các hành vi này vẫn tiếp diễn một phần là do nạn mua bán động vật hoang dã tràn lan. Hiện nay hành vi săn bắn thú rừng để bán ngày càng diễn ra gay gắt; nhiều loại thú rừng bị săn bắt quá nhiều đang có nguy cơ bị tuyệt chủng gây bức xúc trong dư luận. Vậy hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Săn bắn thú rừng hoang dã phạm tội gì?

Người săn bắn thú rừng trái phép; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội là: Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234; hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong đó, căn cứ Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP:

– Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự; là các loài động vật rừng thông thường; và các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II; Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp.

– Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự; là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ; hoặc Phụ lục I Công ước; về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?

Mức phạt hành chính với hành vi săn bắn thú rừng hoang dã

Theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, có tới 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trái quy định của pháp luật.

Theo đó, người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền ít nhất là 05 triệu đồng và nhiều nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm).

Đồng thời, có thể bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm, tịch thu phương tiện vi phạm.

Như vậy hành vi săn bắn thú rừng hoang ra mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi săn bắn thú rừng hoang dã

Hành vi săn thú rừng, động vật rừng hoang rã với mức độ nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội như sau:

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội sẽ phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

– Săn bắt trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150 đến dưới 500 triệu đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300 đến dưới 700 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 đến dưới 200 triệu đồng…- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi săn bắn động vật hoang dã, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; vận chuyển, buôn bán qua biên giới; thu lợi bất chính từ 200 đến dưới 500 triệu đồng… thì bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 – 12 năm nếu động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên; Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội; còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu:

– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật; thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật; thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim; bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác…

– Săn bắt động vật có số lượng dưới mức quy định trên; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 05 – 10 năm; nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Số lượng động vật; hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát; hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác…

– Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ…- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm…

Đặc biệt, người phạm tội; có thể bị phạt tù từ 10 – 15 năm nếu: có từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên; Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên…

Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi săn thú rừng hoang rã bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cơ sở nuôi động vật rừng thông thường?

Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường là nơi trong đó có chuồng, cũi, lồng, bể hoặc các cơ sở vật chất khác đảm bảo cho các hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng trong môi trường được kiểm soát.

Bảo vệ động vật rừng phòng hộ được quy định ra sao?

Khoản 2 Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, cụ thể như sau:
– Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
– Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

Rừng là gì?

Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời