Giáo viên mầm non bạo hành học sinh bị xử lý như thế nào?

10/11/2021
Giáo viên mầm non bạo hành học sinh bị xử lý như thế nào?
1346
Views

Giáo viên mầm non bạo hành học sinh bị xử lý như thế nào?. Mới đây một clip ghi lại cảnh bé trai bị cô giáo mầm non nhét giẻ gây bức xúc trong dư luận:

“Trước đó, mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn video một cháu bé đang cố gào khóc, giãy giụa khi bị nhét giẻ vào miệng. Clip do chủ tài khoản V.D.L. đăng lên. Người này cho hay từng làm việc tại nhóm trẻ Sao Việt.

Bé trai bị nhét giẻ vào miệng được xác định là H.N.N (11 tháng tuổi), học tại nhóm lớp mầm non tư thục Sao Việt trên đường Trần Thủ Độ, phường Tiền Phong, TP Thái Bình. Cháu N. đi học từ tháng 3/2021.

Người nhét giẻ vào miệng trẻ là Lê Thị Lành (SN 2002). Lành là em gái của bà Lê Thị Hương Giang (SN 1988), chủ nhóm lớp mầm non tư thục Sao Việt nên thường xuyên giúp chị gái việc trông coi trẻ.

Cơ quan công an đang điều tra xác định, vụ việc xảy ra ngày 6/4/2021 tại cơ sở Mầm non Sao Việt.”

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bạo hành, bạo lực trẻ em?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO; bạo hành trẻ em; là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất; và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dục trẻ em, lợi dụng hay bỏ bê… ;dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm; và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em; kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Theo Cục bảo vệ cộng đồng; trẻ em và người khuyết tật của Queensland; Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

Theo quy định tại điều 4 Luật Trẻ em 2016; Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi; và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bạo hành trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật

Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự“, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật” (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định);

Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định).

Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:

  • Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.
  • Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
  • Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
  • Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em; với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);
  • Tội vô ý làm chết người; với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);
  • Tội giết trẻ em; với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).
  • Tội hành hạ người khác

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em; còn phải bồi thường cho cha mẹ; hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Giáo viên mầm non bạo hành học sinh bị xử lý như thế nào?

Quy định các hành vi giáo viên mầm non không được làm

Theo quy định tại Điều 40 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm như sau:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

– Các hành vi nhân viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

Xử phạt giáo viên mầm non có hành vi bạo hành học sinh

Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ ; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định;: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP; quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; ngược đãi, xâm phạm thân thể người học cấu thành tội phạm; thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định như đối với hành vi bạo hành trẻ em ở trên. Hành vi cô giáo mầm non nhét giẻ vào miệng bé trai 11 tháng tuổi; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hung người khác; tùy vào hành vi vi phạm sẽ có mức phạt tù tương ứng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Giáo viên mầm non bạo hành học sinh bị xử lý như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ảnh trẻ em có vi phạm pháp luật không?

Trong các hành vi bị cấm được nêu trong Điều 6 Luật Trẻ em 2016, có hành vi “công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”. Như vậy đăng ảnh trẻ em từ 7 tuổi trở lên sẽ vi phạm pháp luật nếu không được sự đồng ý của em đó và của cha, mẹ, người giám hộ em.

Bắt trẻ nhịn ăn bị xử phạt ra sao?

Hành vi bắt trẻ nhịn ăn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, cụ thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.

Ngược đãi trẻ em đi tù bao nhiêu năm?

Ngược đãi trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự 2015 về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Tùy thuộc vào hành vi sẽ có mức phạt tù tương ứng với tội này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận