Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh đã mất theo quy định ?

10/11/2021
Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh đã mất theo quy định ?
563
Views

Khai sinh là sự kiện hộ tịch xác định sự ra đời tồn tại của mỗi cá nhân. Việc đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh có ý nghĩa pháp lý đầu tiên chứng minh nhân thân của công dân cá nhân từ khi sinh ra cho đến chết và đồng thời là cơ sở pháp lý chứng minh quyền, nghĩa vụ của cá nhân đó trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy khai sinh, vì nhiều lý do mà người được cấp giấy khai sinh bọ mất đi. Câu hỏi được đặt ra, vậy làm thế nào để xin cấp lại giấy khai sinh đã mất theo quy định. Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề này, qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện xin cấp lại giấy khai sinh đã mất

Cấp lại giấy khai sinh đã mất, hay còng gọi là đăng ký lại giấy khai sinh ( trong trường hợp, mất giấy khai sinh bản gốc). Người tiến hành xin cấp lại, phải đáp ứng những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Theo đó, tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chỉ được đăng ký lại khai sinh khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016;
  • Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất (nếu còn lưu, người dân có thể xin cấp trích lục khai sinh);
  • Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ
  • Người yêu cầu phải nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc đăng ký khai sinh.

Xin cấp lại giấy khai sinh, đã mất ở đâu ?

Theo Điều 23 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP, người dân có thể làm thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh đã mất tại một trong hai, cơ quan có thẩm quyền sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.

Tuy nhiên, người dân lên lựa chọn việc xin cấp lại, hay đăng ký lại khai sinh tại nơi đã đăng ký khai sinh, thay vì nơi thường trú. Bởi nếu người dân chọn thực hiện thủ tục xin cấp lại khai sinh tại nơi đăng ký thường trú thì thời gian giải quyết sẽ lâu hơn thực hiện thủ tục tại nơi đã đăng ký khai sinh từ 08 đến 20 ngày.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Cơ quan quản lý cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân để có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi đăng ký khai sinh trước đây tiến hành việc xác minh, kiểm tra về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Quy trình đăng ký xin cấp lại giấy khai sinh đã mất

Việc đăng ký xin cấp lại giấy khai sinh đã mất, được thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Để có thể đăng ký lại khai sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh ; trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
  • Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu;
  • Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
  • Bằng tốt nghiệp; Giấy chứng nhận; Chứng chỉ; Học bạ; Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo; quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
  • Giấy tờ khác có thông tin về họ; chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người đăng ký lại giấy khai sinh, ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó, thường trú để tiến hành nộp hồ sơ.

Bước 3: Xem xét và giải quyết yêu cầu cấp lại giấy khai sinh đã mất

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra; xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.
  • Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra; xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra; xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ; không lưu giữ được sổ hộ tịch.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ; chính xác; đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh theo quy định.

Liên hệ Luật Sư 247

Hi vọng, qua bài viết”Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh đã mất theo quy định ?giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư 247, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Hotline : 0833.102.102.

Câu hỏi liên quan

Thời hạn để đăng ký giấy khai sinh?

Tính từ ngày trẻ chào đời thì trong thời hạn 60 ngày, cha; mẹ có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con. Với trường hợp cha, mẹ vì những lý do riêng mà không thể thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con thì ông; bà; người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đăng ký khai sinh.

Trẻ chết sơ sinh có phải đăng ký khai sinh không?

Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh.
Nếu cha, mẹ không đi khai sinh thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”.

Khi bổ sung thêm tên cha vào giấy khai sinh đã được làm từ trước thì có cần thay đổi họ của con đang mang sang họ của người cha?

Khi người cha có ý muốn được thêm tên của mình vào giấy khai sinh. Trong trường hợp này cần có đơn xin xác định quan hệ cha – con; sau đó cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ liên quan để gửi đến UBND cấp xã tiến hành xác nhận giấy tờ để tiến hành thủ tục thêm tên vào giấy khai sinh. Việc thêm tên cha vào giấy khai sinh không nhất thiết phải thay đổi họ mà con đang mang; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận