Viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không?

09/11/2021
Viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không?
708
Views

Bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào dù to hay nhỏ cũng đều nên; và cần có ít nhất một giám đốc để quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cứ có đủ năng lực là đảm nhiệm được vị trí này. Cần có nhiều yếu tố khác nhau; trong đó bao gồm yêu cầu phải phù hợp với quy định của pháp luật. Vậy viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không? Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến việc tham gia công việc của viên chức?…. Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

Luật doanh nghiệp năm 2020

Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc; cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng; quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức; 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Phân loại viên chức hiện nay

Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:

– Theo vị trí việc làm: Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập;

– Theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.

Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức:

– Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;

– Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

Có thể thấy, việc phân loại viên chức không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp như sau:

– Chức danh nghề nghiệp hạng I;

– Chức danh nghề nghiệp hạng II;

– Chức danh nghề nghiệp hạng III;

– Chức danh nghề nghiệp hạng IV;

– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).

Các tiêu chuẩn xếp hạng chức danh nghề nghiệp

So với 04 hạng trước đây, hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp; gồm các tiêu chuẩn sau:

– Tên của chức danh nghề nghiệp;

– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;

– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?

Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức quy định, quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian như sau:

Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Theo quy định này, có thể thấy, viên chức chỉ được quyền góp vốn mà không được quản lý; điều hành doanh nghiệp cũng như hợp tác xã; bệnh viện tư…

Đồng thời; theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp; người quản lý doanh nghiệp được định nghĩa như sau:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc; hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Đây cũng là nội dung quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể, viên chức không được thành lập, quản lý; điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh…).

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, viên chức không được làm giám đốc doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Viên chức có được tham gia làm giám đốc doanh nghiệp hay không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Thủ tục công nhận khu du lịch quốc gia

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Căn cứ tuyển dụng viên chức?

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy định như thế nào?

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.

Quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức?

– Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức được thực hiện như quy định tại Điều 10 Nghị định này.
– Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận