Hành vi đánh ghen lột đồ người khác bị xử phạt ra sao?

09/11/2021
Hành vi đánh ghen lột đồ người khác bị xử phạt ra sao?
714
Views

Sau khi trải qua cuộc sống hôn nhân, khi tình cảm đã không còn mặn nồng như trước khi cưới; thay vì ly hôn nhiều người lại chọn cách ngoại tình. Để sau đó khi người vợ/ chồng người đó phát hiện thì sẽ đi đánh ghen kể thứ ba chen vào cuộc sống vợ chồng của họ. Trên mạng xã hội chúng ta bắt gặp không ít clip về đánh ghen lột đồ được đăng tải lên khiến nhiều người chú ý; nhiều người thắc mắc liệu hành vi đánh ghen lột đồ này có bị xử phạt hay không? Hành vi đánh ghen lột đồ người khác bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi đánh ghen lột đồ người khác

Đánh ghen được hiểu là việc người vợ hoặc chồng; hoặc người yêu của nhau phát hiện đối phương của mình có sự gian dối trong tình cảm; thân mật với đối phương khác trên mức tình bạn dẫn đến việc vợ hoặc chồng của người đó ghen. Sau đó sử dụng lời nói cay nghiệt; hành động thô bạo tác động lên người có tình cảm thân mật với vợ hoặc chồng, người yêu của họ.

Nói chung đánh ghen là cách gọi thông thường để chỉ hành vi bằng lời nói; hoặc hành động của một người đối với người; mà họ cho là có quan hệ tình cảm bất chính với vợ hoặc chồng của mình. Đánh ghen lột đồ là hành vi phổ biến trong các cuộc đánh nghen; người vợ hoặc chồng sẽ lột quần áo của người được cho là ngoại tình với vợ/chồng mình; nhằm hạ nhục người đó, răn đe cảnh cáo, trút giận… Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi; người đánh ghen lột đồ có thể bị phạt hành chính thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Mức phạt hành chính hành vi đánh ghen lột đồ người khác

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác; là hành vi bạo lực với người khác dưới các mức độ khác nhau; có thể là xé quần áo, đánh họ để lột đồ ,…; khi cho rằng người đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm của mình. Hành vi đánh ghen lột đồ có thể bị xử phạt hành chính; căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

……….

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

Như vậy hành vi đánh ghen lột đồ người khác ; đánh nhau gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh ghen lột đồ người khác

Hành vi đánh ghen lột đồ người khác là vi phạm quy định của pháp luật về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và vi phạm pháp luật về Tội làm nhục người khác.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về Tội cố ý gây thương thích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm nhục người khác.

Theo quy định của pháp luật thì hành vi đánh ghen lột đồ người khác vi phạm một số Điều tại Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Như vậy hành vi làm nhục người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền khi gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác:

Căn cứ theo điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, người đánh ghen lột đồ người khác còn có thể phải bồi thường họ trong trường hợp người đánh ghen xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ. Hơn nữa, hành vi đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” nếu có đủ dấu hiệu phạm tội.

Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Ngoại tình được hiểu là hành vi của của một người khi đã kết hôn; mà còn có hành vi dấu diếm để qua lại với người khác ở bên ngoài; tiến tới hành vi quan hệ tình dục bất chính với người khác; mà không phải vợ hay chồng hợp pháp của mình; không chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng.

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi ngoại tình

Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo Nghị định này, vi phạm một trong các hành vi sau sẽ phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng:

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi ngoại tình

Đối với những người ngoại tình; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; thì pháp luật cũng có quy định xử lý hình sự tại điều 147 Bộ luật hình sự hiện hành; về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Bộ luật hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thi hành đã quy định rõ hơn; cụ thể hơn về mức phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm; tại điều 182 trong việc xử lý đối với các cá nhân vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; trong các trường hợp như: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát….

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi đánh ghen lột đồ người khác bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhập hộ khẩu muộn cho con bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, mức xử phạt nhập hộ khẩu muộn cho con được áp dụng từ 100 đến 300 nghìn đồng.

Đánh vợ bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Trường hợp nào chồng không có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo khoản 3 điều 51 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận