Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?

05/11/2021
Cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào? Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?
677
Views

Cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào? Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?

Gia đình là tế bào của xã hội; vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội; thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ.

Trong những năm gần đây; tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát; con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy; để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên; hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Vây mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Cấp dưỡng là việc được thực hiện khi không còn chung sống với nhau; và người được cấp dưỡng không có đủ điều kiện để duy trì cuộc sống; khó khăn; túng thiếu. Khi đó mức cấp dưỡng sẽ được các bên thỏa thuận sao cho có được sự hợp lý giữa hai bên.

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Trong trường hợp; người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện; họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Như vậy; sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật; hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.

Tiền cấp dưỡng nuôi con

Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng; và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên; trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn khi không cấp dưỡng?

Quyền và nghĩa vụ của cha; mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn; người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy; quyền thăm con sau khi ly hôn là quyền mà pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó; việc người trực tiếp nuôi con viện dẫn việc không cấp dưỡng để ngăn cản quyền này là không đúng với quy định của pháp luật.

Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?

Có thể thấy là mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận mà không có một con số cụ thể nào. Mức cấp dưỡng sẽ còn phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện cấp dưỡng; và nhu cầu trên thực tế của người được cấp dưỡng.

Và mức cấp dưỡng cho con đã thỏa thuận khi ly hôn; hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án hoàn toàn có thể thay đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy; việc thay đổi mức cấp dưỡng hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại với nhau; trong trường hợp không tiến hành thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ; gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con
  • Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân
  • Giấy tờ chứng minh các điều kiện: thu nhập
  • Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (Giấy tờ vay nợ, viện phí khám sức khỏe,…)

Bước 2. Nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền

Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện; Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Thẩm phán ra thông báo về việc thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để làm rõ vụ án.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án; Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh thực tế; khả năng của các bên để xem xét chấp nhận hay bác yêu cầu về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Mức cấp dưỡng nuôi con khuyết tật khi ly hôn là bao nhiêu?

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con như thế nào?

Mối quan hệ nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Trong trường hợp người phải cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện; thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ:
Người được cấp dưỡng; cha; mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Người thân thích.
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
Hội Liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan; tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hình sự?

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận