Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất

31/10/2021
Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất
921
Views

Việc sinh ra và chết đi là lẽ đương nhiên của cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều người khi chết đi để lại rất nhiều của cải, di sản,… Và tất nhiên, di sản của họ có để lại cho những người còn sống hưởng. Có những người ra đi đột ngột không kịp để lại di chúc hay căn dặn. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất được thể hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Nội dung nổi bật

Thừa kế theo pháp luậy là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015). 

Những trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Theo khoản Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

– “Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

– “Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế

  1. 1.CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người
  2. Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao)
  3. 3.Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế; hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
  4. Giấy ủy quyền cho Việt An.
  5. 5.Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch; các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế

  • Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản; giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế; hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
  • Di chúc (nếu có)

Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất

Quy định cụ thể về các hàng thừa kế được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự, gồm:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Giữa vợ, chồng với nhau

Quan hệ vợ, chồng là một trong những quan hệ gần gũi và thân thiết nhất của nam, nữ. Do đó, xét về mặt tình cảm; vợ, chồng là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau là hoàn toàn hợp lý.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi vợ hoặc chồng chết thì người còn sống sẽ được quản lý tài sản chung của chồng hoặc vợ; trừ trường hợp di chúc hoặc những người thừa kế có quy định khác.

Khi có yêu cầu chia di sản thì phần tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi; trừ khi có thỏa thuận khác.

Bởi vậy, xét về mặt tình cảm hay về mặt pháp lý; hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, theo Điều 655 Bộ luật Dân sự, cần lưu ý các trường hợp đặc biệt khi nhận thừa kế của vợ, chồng gồm:

– Vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó có một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế.

– Vợ, chồng xin ly hôn nhưng chưa được Tòa án công nhận bằng một bản án hoặc quyết định hoặc bản án, quyết định chưa có hiệu lực thì nếu một người chết người còn lại vẫn được thừa kế.

– Người đang là vợ, chồng của một người tại thời điểm người đó chết; thì sau này khi chia di sản thừa kế, người này vẫn được hưởng thừa kế.

Giữa cha đẻ, mẹ đẻ với người chết

Ngoài quan hệ vợ, chồng thì quan hệ ruột thịt giữa cha, mẹ đẻ với người đã chết cũng là một trong những mối quan hệ gần gũi nhất của một người. Do đó, cha, mẹ đẻ cũng là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

Giữa cha nuôi, mẹ nuôi với người chết

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái.

Do đó, nếu việc nhận con nuôi là hợp pháp thì cha nuôi, mẹ nuôi cũng có quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ tương đương với cha đẻ, mẹ đẻ.

Không chỉ vậy, theo Điều 653 Bộ luật Dân sự; con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau.

Do đó, cha, mẹ nuôi là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

Giữa con đẻ, con nuôi với người chết

Theo các phân tích nêu ở trên, không chỉ cha, mẹ nuôi với con nuôi mà con nuôi với cha, mẹ nuôi cũng được thừa kế di sản của nhau theo Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy định của pháp luật về hàng thừa kế thứ nhất“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Có yêu cầu đóng thuế đối với lao động nữ ở tiền thai sản

Trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Câu hỏi liên quan

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như thế nào?

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thừa kế thế vị là gì?

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế?

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự năm 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận