Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào?

31/10/2021
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào
612
Views

Khi gây thiệt hại cho người khác; thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy địnhc ủa pháp luật. Vậy, nhiều người cùng gây thiệt hại thì ai sẽ chịu trách nhiêm, mức bồi thường như thế nào? Hãy thảm khảo ngay bài viết Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Quy định chung về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho người khác thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng người cùng gây thiệt hại; được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người đối với thiệt hại; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo những phần bằng nhau.

Theo đó, bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường; khi nhiều người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại là có hành vi cùng gây thiệt hại của những người gây thiệt hại.

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường; theo quy định trên có thể xảy ra một trong 02 trường hợp sau:

  • Nhiều người cùng gây thiệt hại cho nhiều người.
  • Nhiều người cùng gây thiệt hại cho một người.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra phát sinh; khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau

Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người cùng gây ra thiệt hại; thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại. Những người gây thiệt hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây thiệt hại; tuy nhiên mức độ thực hiện của từng người có thể khác.

Cùng gây thiệt hại là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra; không phụ thuộc vào hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là do cùng có lỗi cố ý trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành vi; hoặc có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại. Khi đó, họ có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiêt hại do nhiều người cùng gây ra.

Có việc gây thiệt hại của nhiều người

Những người cùng gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại; hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó. Trách nhiệm bồi thường do nhiều người cùng gây ra; không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại; mà việc gây ra thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện.

Nếu nhiều người gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới; nhưng liên đới trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền có thể là một hoặc nhiều người.

Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân; đặc biệt phải có từ hai chủ thể trở lên. Nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì sẽ không phát sinh loại trách nhiệm này.

Bồi thường thiệt hại khi có lỗi của những người cùng gây thiệt hại

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi gây thiệt hại của mình. Trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như: Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Một người phải bồi thường do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi; không kể lỗi đó là vô ý hay cố ý.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ; nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó, những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường cho hành vi của mình gây ra với người bị thiệt hại.

Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại; ngoài việc xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Nguyên tắc chung khi xác định mức bồi thường do nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Do đó, nếu xác định được mức độ lỗi của từng người; thì người gây ra thiệt hại sẽ bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Nếu không xác định được mức độ lỗi của từng người; thì họ phải bồi thường bằng nhau.

Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đi ăn nhà hàng bị ngộ độc có được bồi thường không?

Nếu bạn đi ăn nhà hàng bị ngộ độc; thì nhà hàng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi của mình gây ra. Nhà hàng có thể sẽ phải bồi thường các chi phí khám chữa bệnh; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại; bồi đắp tổn thất tinh thần…

Làm chó nhà hàng xóm chết có phải bồi thường không?

Làm chết chó nhà hàng xóm sẽ phải bồi thường cho chủ con chó. Tuy nhiên, chủ con chó cũng có thể phải chịu trách nhiệm về việc không trông giữ chó, gây mất an toàn cho người khác.

Hàng hóa không đảm bảo chất lượng được bồi thường như thế nào?

Bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng như sau: Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, nguời tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không đảm bảo chất lượng.

Chủ thể bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bao gồm những ai?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng thuộc về:
– Tổ chức, cá nhân thực hiện và tổ chức việc sản xuất.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.
– Thương nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận