Xin chào luật sư: Tôi muốn hỏi về việc con tôi là trẻ dưới 6 tuổi bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Con tôi sinh ngày 01/10/2019 tính đến nay là được 14 tháng tuổi. Cháu đã được cấp thẻ BHYT nhưng do sơ suất nên tôi làm mất thẻ. Gần đây, cháu bị sốt, tôi đưa cháu ra bệnh viện thì họ yêu cầu xuất trình thẻ BHYT. Và họ nói nếu không có thẻ thì sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Cháu đang bị ốm nặng, thời gian đi làm lại thẻ thì lâu. Cho tôi hỏi: Trẻ dưới 6 tuổi mất thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm không? Bệnh viện nói thế là đúng hay sai theo quy định pháp luật? Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã liên hệ đến chúng tôi. Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế
Nội dung tư vấn:
Trẻ dưới 6 tuổi mất thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm không?
Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
“Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.“
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018 cũng quy định trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điều 28 Nghị định này, tức là phải có thẻ BHYT.
Như vậy,
Trẻ em dưới 6 tuổi đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp con bạn đi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà không xuất trình được thẻ BHYT thì con bạn sẽ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh nhưng theo mức trực tiếp cụ thể như:
+ Trường hợp ngoại trú thì con bạn được thanh toán không quá 0.15 mức lương cơ sở, tương đương 223.500 đồng;
+ Trường hợp nội trú thì con bạn được thanh toán không quá 745.000 đồng.
Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm cho người nước ngoài hiện nay
Nếu bạn muốn con bạn được thanh toán 100% theo đúng đối tượng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì bạn có thể tiến hành thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho con bạn và xin giấy giấy hẹn cấp lại thẻ do Cơ quan BHXH cấp và giấy khai sinh của con bạn để được hưởng mức quyền lợi 100%.
Xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trẻ dưới 6 tuổi mất thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi bảo hiểm?” . Nếu có thắc mắc; xin vui lòng liên hệ đến 0833102102 để được Luật sư 247 hỗ trợ, giải đáp kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh sẽ được thanh toán trong phạm vi mức hưởng của từng đối tượng; nhưng tối đa không quá mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14. Như vậy, không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy; người dân có thể sử dụng app VssID để thay thế
Cụ thể, tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định: Người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến; tại tuyến tỉnh được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây chỉ là 60%). Còn nếu khám, chữa bệnh trái tuyến; tại bệnh viện tuyến trung ương vẫn sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến huyện vẫn được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở; tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú. Do đó, mức thanh toán tối đa cho 01 đợt khám chữa bệnh; với loại hình khám chữa bệnh nội trú là 745.000 đồng. (Mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14).