Nam sinh đánh bạn học có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

26/10/2021
493
Views

Nam sinh đánh bạn học có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Học sinh đánh nhau có bị xử lý không? Đánh nhau có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mới đây trên mạng xã hội lan truyền nhau clip 2 học sinh đánh nhau, được biết 2 học sinh có xích mích với nhau trên mạng xã hội. Trong clip nam sinh nắm tóc, liên tục đánh vào nữ sinh 2 người trong lúc giằng co nhau đã ngã xuống mương nhưng nam sinh không dừng lại và tiếp tục đánh vào đầu nữ sinh đồng thời dìm nữ sinh xuống nước. Theo thông tin gia đình nữ sinh cung cấp thì bạn nữ đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Vậy hành vi của nam sinh này bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012

Nội dung tư vấn

Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn; có thể do nhận thức của mỗi học sinh với hành vi của mình thấp; các em chưa thấy rõ những trách nhiệm mà mình phải chịu trước pháp luật. Với tình huống cụ thể trên, nam sinh đó có thể chịu những trách nhiệm pháp lý như sau:

Nam sinh đánh bạn học chịu trách nhiệm gì?

Trách nhiệm dân sự

Hành vi bao lực của nam sinh được xem là hành vi xâm phạm sức khỏe được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015; bên phía nam sinh phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại của nữ sinh như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng; phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định; không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý; phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động; phải có người chăm sóc thì thiệt hại bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Việc đánh đập làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh sự; nhân phẩm; uy tín của nữ sinh được quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015; nam sinh chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại như sau:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

-Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất tinh thần nữ sinh gánh chịu. Mức bồi thường do hai bên tự thỏa thuận; nếu thỏa thuận không được thì mức bồi thường không quá 50 mức lương cơ sở nhà nước quy định; Hz3iện nay mức lương cơ sở là 1.490.000VNĐ.

Trách nhiệm hành chính

Nếu nam sinh trong độ tuổi đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Căn cứ Điều 5 và Điều 22 Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012 “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”; với hình thức xử phạm cảnh cáo.

Nếu nam sinh đã đủ 16 tuổi

Trường hợp này nam sinh phải chịu trách nhiệm hành chính với hành vi của mình gây ra, cụ thể; Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; (điểm a, khoản 3, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Nam sinh đánh bạn học có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (Bổ sung, sửa đổi năm 2017) quy định độ tuổi chịu TNHS như sau; “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” và “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Như vậy, cần xác định độ tuổi của nam sinh mới xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi này; Độ tuổi là căn cứ quan trọng xác định việc Nam sinh đánh bạn học có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu nam sinh trong độ tuổi đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Trong trường hợp này thì nam sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cố ý gây thương tích theo Điều 135 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi mức độ thương tật của nữ sinh trên 30% hoặc gây thương tích cho nữ sinh tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2017; Với khung hình phạt từ 02 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân tùy thuộc hành vi và tỷ lệ thương tật của nữ sinh.

Nếu nam sinh đã đủ 16 tuổi

Nam sinh phải chịu trách nhiêm hình sự với các tội danh như sau:

Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

….

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

….

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.”

Như vây, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại cũng những tính chất hành vi thì nam sinh sẽ có những trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sự 247 về “Nam sinh đánh bạn học có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Học sinh đánh nhau nhà trường có chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại học sinh gây ra không?

Theo khoản 1, Điều 599 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.” bên cạnh đó tại khoản 3 Điều luật này quy định “Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”
Như vậy, nếu học sinh đánh nhau mà nhà trường chứng mình được không có lỗi quản lý của mình dẫn đến học sinh đánh nhau thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại học sinh gây ra.

Học sinh cấp 2 được lái xe máy không?

Căn cứ khoản 1, Điều 60 Luật Giao thông Đường bộ 2018 quy định độ tuổi người lái xe:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi….
Như vậy học sinh cấp 2 chưa đủ 16 tuổi thì chưa được điều khiển xe máy, còn nến học sinh cấp 2 đủ 16 tuổi sẽ được láy xe máy có dung tích dược 50cc.

15 tuổi lái xe gắn máy phạt bao nhiêu?

Theo khoản 1, Điều 21, Mục IV Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, người 15 tuổi đi xe gắn máy sẽ bị phạt cảnh cáo với hành vi này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận