Nhiều người có đam mê viết lách; và muốn tự xuất bản một tác phẩm cho riêng mình. Vậy muốn tự xuất bản sách phải đảm bảo những quy định gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xuất bản 2012;
- Nghị định 195/2013/NĐ-CP;
- Thông tư 01/2020/TT-BTTTT
NỘI DUNG TƯ VẤN
Muốn xuất bản sách phải đảm bảo không vi phạm điều cấm nào?
Điều cấm về nội dung xuất bản phẩm:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Điều cấm về hành vi xuất bản
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Liên kết với nhà xuất bản
Tác giả cuốn sách chọn một nhà xuất bản phù hợp với nội dung tác phẩm; gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định. Nhà xuất bản sau đó thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
Đồng thời, tại Điều 12 Luật Xuất bản 2012 quy định các đối tượng được thành lập nhà xuất bản, gồm:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào?
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
Hồ sơ đăng ký xuất bản sách
Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP; Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định hồ sơ đăng ký:
- Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định
Thiết kế mẫu mã và in ấn để xuất bản sách
Khi thiết kế mẫu mã của sách, phải tuân thủ các quy định tại Điều 27 Luật Xuất bản 2012 và Điều 11 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.
- Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn,…
- Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự; ghi tên nguyên bản sách dịch…
- Họ tên và chức danh của tổng giám đốc chịu trách nhiệm; tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung, biên tập viên; khuôn khổ sách,…
- Họ tên người trình bày, minh họa; người biên tập kỹ thuật, người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN).
Quy định về việc in ấn
Đối với việc in ấn phải tuân thủ quy định tại Chương 3 Luật Xuất bản 2012, lưu ý:
- Cơ sở in chỉ được in sách sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
- Việc nhận in phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản.
- Số lượng sách được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản.
Bản quyền của tác giả đối với sách đã xuất bản
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:
- Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản.
- Quyền tác giả được bảo hộ và có thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 27 Luật này.
- Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật này thì sẽ bị xử lý.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.