Hiện nay tình trạng những quán hàng rong; hàng ăn bên vỉa hè hay những biển quảng cao được lắp đặt gây ảnh hưởng giao thông chắc hẳn không còn xa lạ. Việc lấn chiểm vỉa hè để kianh doanh gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông; có nhiều trường hợp nguy hiểm đến cả người tham gia và người lấn chiếm. Các hành vi vi phạm nhưng xác nhận tình trạng hôn nhân, vi phạm về kết hôn,… Vậy hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH về luật Giao thông đường bộ
Nội dung tư vấn
Lấn chiếm vỉa hè là gì?
Theo Luật giao thông đường bộ thì vỉa hè được dùng để phục vụ cho mục đích giao thông. Do đó; hành vi lấn chiếm vỉa hè được hiểu là sử dụng vỉa hè với mục địch không không phải phục vụ giao thông ví dụ như lấn chiếm để bán hàng ăn; họp chợ; lắp biển quảng cáo; đổ rác;…. Những hành vi sử dụng vỉa hè không phải với mục đích giao thông; và không được sự cho phép của cơ quan chức năng sẽ là hành vi lấn chiếm vỉa hè.
Như chúng ta đều biết tình trạng lấn chiếm vỉa hè khá phổ biến hiện nay; mặc dù đã được lực lượng chức năng tiến hành các biện pháp xử lý; những hiện tượng này vẫn diễn ra thường xuyên và có những hành vi phức tạp hơn.
Những hành vi lấn chiếm vỉa hè pháp luật quy định
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ ngày càng phổ biến; với nhiều hành vi khác nhau. Cụ thể hành vi được cho là lấn chiếm vỉa hè được quy định tại khoản 2 Điều 35 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ; như sau:
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
- Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
- Thả rông súc vật trên đường bộ;
- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
- Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
- Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
- Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
- Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Trên đây là những hành vi lấn chiếm vỉa hè trái phép; pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi trên. Việc thực hiện các hành vi này là trái với quy định; bên cạnh đó gây cản trở giao thông; nhiều trường hợp còn gây ra những nguy hiểm không nên có đối với người tham gia giao thông.
Lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử lý thế nào?
Với các hành vi vi phạm ví dụ như vi phạm về xác nhận tình trạng hôn nhân; vi phạm về đăng ký khai sinh; vi phạm về khai tử;…. đề sẽ bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm. Do đó; với hành vi lấn chiếm vỉa hè trái phép cũng sẽ bị xử lý; cụ thể theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định;
Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân; từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; trừ các hành vi vi phạm quy định;
- ……
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
- …..
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
- ….
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;
- …..
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị; hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
- ….
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở;
- Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
Như vậy; người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào hành vi vi phạm mà mình gây ra. Với mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng; đến mức phạt cao nhất là lên đến 40.000.000 đồng. Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả theo khoản 10 Điều này như: tháo dỡ công trình xây dựng biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép; hực hiện thu dọn rác, chất phế thải, hàng hóa, vật tư, vật liệu, máy móc;….
Hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ xử lý theo quy trình thế nào?
Bước 1. Lập biên bản với hành vi vi phạm
Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản được áp dụng khi xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Bước 2. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt.
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính; hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Bước 3. Người vi phạm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Nộp tiền phạt.
Mời bạn đọc xem thêm
- Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 của Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thì cơ quan cảnh sát trật tự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Đơn vị liên quan đến trật tự an toàn giao thông của đường bộ và đường sắt sẽ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Ngoại trừ các hành vi như dựng quán, cổng ra vào, công trình tại gầm cầu, hầm đường bộ sẽ không bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.