Quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

21/10/2021
Quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
784
Views

Quấy rối tình dục là một trong những vấn đề xảy ra rất thường xuyên trong xã hội con người; không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vậy người quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Luật pháp có những mức xử phạt nào cho hành vi này? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP;
  • Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

NỘI DUNG TƯ VẤN

Khái niệm về quấy rối tình dục nơi làm việc

Hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ Luật lao động:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc; mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Cụ thể hơn, Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ- CP ngày 14/12/2020 quy định quấy rối tình dục tại nơi làm việc:

1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động; cử chỉ; tiếp xúc; tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp; qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

c)  Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày; miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp; hoặc qua phương tiện điện tử.

Về phía người lao động bị “quấy rối tình dục”

Người lao động trong quá trình làm việc mà bị “quấy rối tình dục”; thì có thể căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019

Đơn phương chấm dứt hợp đồng;

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói; hành vi nhục mạ; hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc; theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

Ngoài ra, trong trường hợp nạn nhân chứng minh được hành vi quấy rối đã xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự; nhân phẩm; uy tín:

Người thực hiện hành vi có thể chịu trách nhiệm dân sự

Điều 32 BLDS năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan; tổ chức; cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34 BLDS năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình…

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ; cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ…

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi; cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Mức xử phạt của hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; mà người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về phạt hành chính:

Người có hành vi quấy rối tình dục bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Truy cứu hình sự hành vi QRTD nơi làm việc chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể.

Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về:

Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;


g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Video luật sư giải đáp thắc mắc Quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người thực hiện hành vi quan hệ tình dục 17 tuổi có quan hệ với đối tượng 13 tuổi, hai bên tự nguyện, thì có vi phạm pháp luật không?

Nếu đối tượng quan hệ dưới 13 tuổi thì người thực hiện phạm tội hiếp dâm trẻ em, nếu trên 13 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em.

Hành vi nào không được coi là hành vi quấy rối tình dục?

Những lời khen hoặc khích lệ thông thường được chấp nhận hoặc phù hợp về mặt văn hóa, xã hội không bị coi là hành vi quấy rồi tình dục. Hành vi giao cấu đồng thuận (trừ hành vi pháp luật cấm như giao cấu với trẻ em, giao cấu với người chưa thành niên…), tiếp nhận hay đáp lại đều không được xem là hành vi quấy rối tình dục.

Quy trình giám định tư pháp tội xâm phạm tình dục thế nào?

Căn cứ phụ lục của Thông tư 47/2013/TT-BYT quy định về quy trình giám định pháp y được thực hiện như sau:
1. Khám tổng quát
Ghi lời trình bày của người được giám định. Nếu là trẻ em dưới 13 tuổi phải có người giám hộ.
Tinh thần kinh; Thể trạng; Da, niêm mạc; Mạch, huyết áp, thân nhiệt.
2. Khám sinh dục nữ:
Khám lông, mô tả lông, chiều dài, màu sắc, quăn hay thẳng, tìm kiếm lông lạ bằng mắt thường, dùng lược để chải; Đánh giá sự phát triển của môi lớn, môi bé, các thương tích trên môi lớn, môi bé.
Phát hiện mùi khi thăm khám; Khám âm hộ, ghi nhận tổn thương, bệnh lý kèm theo.
Khám màng trinh; Khám âm đạo
Dùng tăm bông quệt túi cùng âm đạo.
Quan sát thành âm đạo, tình trạng lỗ cổ tử cung.
Tùy trường hợp mà sử dụng mỏ vịt hay không, khi sử dụng nên lựa chọn kích cỡ phù hợp.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận