Xin chào Luật sư, tôi là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học ở Hà Nội. Ngoài việc học trên trường tôi có đi làm thêm để kiếm thu nhập. Tôi bị một bạn cùng lớp loan truyền tin đồn rằng tôi là “tiểu tam”; phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Là nguyên nhân chính khiến cho vợ chồng anh chị bạn ấy ly hôn. Điều đó khiến cho các bạn bàn tán, dè bỉu và coi thường tôi. Trong khi thực tế, tôi không hề biết anh chị của bạn đó là ai. Tôi muốn hỏi Luật sư bạn loan truyền tin đồn về tôi có phạm tội vu khống không? Nếu phải thì bạn đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Thủ tục khỏi kiện như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Hiện nay, những lời lẽ vu khống, sai sự thật, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm người khác diễn ra khá phổ biến. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời dống học tập và làm việc của người bị hại. Từ đó nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này. Thế nào được gọi là tội vu khống? Phạm tội vu khống sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành. Luật sư 247 xin giải đắp thắc mắc như sau:
Thế nào là vu khống?
Vu khống là (Hành vi) cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác…
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Vu khống người khác bị xử phạt như thế nào?
Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, bạn kia đã bịa đặt những điều không có thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn. Do đó bạn kia đã phạm tội vu khống; và tùy vào mức độ nghiêm trong sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền nhận đơn khởi kiện tội vu khống?
Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm; kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại ;hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
…”
Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
“…
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
…”
Như vậy, bạn có thể đến cơ quan nêu trên để nộp đơn tố cáo hình vi vu khống.
Mời bạn xem thêm
- Vu khống cấp trên bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?
- Vu khống Phó Giám đốc công an bị xử phạt ra sao?
- Vu khống bệnh nhân Covid 19 sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Vu khống người khác bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có quyền kiện người vu khống bạn ra Tòa nếu bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của họ. Cần lưu ý rằng, nếu bạn không có đầy đủ chứng cứ để buộc tội những người đó thì bạn có thể sẽ bị những người đó kiện lại về hành vi vu khống.
Bạn phải bịa đặt những thông tin sai sự thật và loan truyền thông tin nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích của người đó. Ở đây hành vi cấu thành tội phạm đó là bịa đặt và loan tin sai sự thật, hậu quả đó là hành vi trên gây ảnh hưởng xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người bị hại. Còn trong trường hợp của bạn việc bạn bị mất sổ tiết kiệm và đi trình báo công an là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật chứ không cấu thành tội vu khống.