Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trọn gói

20/10/2021
Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
679
Views

Hiện nay việc thành lập các cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng nhiều. Kéo theo đó là việc các chủ cơ sở phải xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo hoạt động. Việc có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện cần để cơ sở được đi vào hoạt động. Việc không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Chính vì vậy mà việc xin Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng. Dưới đây mời quý khách hàng tham khảo dịch vụ của Luật Sư 247.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm, ví dụ như các nhà hàng, quán ăn,….. việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều vô cùng quan trọng. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều kiện đối với hoạt động của Cơ sở sản xuất thực phẩm

  1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm;
  3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm;
  4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm;
  5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng dùng để chế biến thực phẩm;
  6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.

Điều kiện đối với Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

  1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Điều kiện đối với Cơ sở sản suất phụ gia thực phẩm

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm;
  3. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm.

Khi nào cần xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Người kinh doanh cần làm thủ tục xin cấp giấy phép ATVSTP khi sản xuất đối với sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm sau:

  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm. (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm). Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
  • Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
  • Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có GCN ĐKKD do UBND cấp huyện cấp có quy mô từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên;
  • Các sản phẩm thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và không thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Phạt tiền khi không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật như trên.

Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở. (theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền)
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Để triển khai thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

Bước 2: Thẩm định hồ sơ;

Bước 3: Đón tiếp đoàn kiểm tra cơ sở.

Cụ thể từng bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ, hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu như đã nêu ở trên. Sau đó tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc vào lĩnh vực; sản phẩm kinh doanh sản xuất mà hồ sơ sẽ được nộp đến một trong các cơ quan sau:

  • Cục An toàn thực phẩm;
  • Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Sở Công Thương;
  • Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trường hợp hồ sơ có yêu cầu sửa đổi; bổ sung hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở. Thời hạn trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định; và lập Biên bản thẩm định theo mẫu trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Đón tiếp đoàn kiểm tra cơ sở

Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Đoàn có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm. Có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở.

Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định sẽ nhận Giấy chứng nhận.

Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục; đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.

Dịch vụ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Dịch vụ trọn gói do Luật Sư 247 cung cấp sẽ được triển khai tiến hành như sau cho quý khách hàng:

Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ; Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cho việc xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 2: Soạn thảo văn bản đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 3: Đại diện doanh nghiệp tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép

Bước 4: Hỗ trợ Quý khách tiếp đón đoàn cán bộ kiểm tra thực tế điều kiện của cơ sở

Bước 5: Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có.

Bước 6: Bàn giao kết quả tận tay quý khách hàng

Chi phí dịch vụ Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trọn gói

Liên hệ Luật sư 247

Luật Sư 247 chúng tôi CAM KẾT:

  • 100% hoàn thiện – giao dịch tại trụ sở công ty
  • Không hoàn thiện: Chúng tôi hoàn 100% chi phí
  • Không đúng thời gian cam kết: Chúng tôi hoàn 100% chi phí

Cần cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, mời quý khách hàng liên hệ:

0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở nào không cần xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Cơ sở nào không cần xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận thay thế.

Phí nộp để xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ quan nhà nước là bao nhiêu?

Phí: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở Đồng. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ từ 200 suất ăn trở lên.
Phí: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng. Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Phí: 500.000 đồng/lần/cơ sở Đồng. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Phí: 700.000 đồng /lần/cơ sở Đồng. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn.

Trường hợp đoàn kiểm tra không đạt yêu cầu cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì làm như thế nào?

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát; và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Để lại một bình luận