Tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường không?

11/06/2021
Bệnh nhân chết vì dịch bệnh được hưởng quyền lợi gì?
1050
Views

Hiện nay, dich bệnh covid 19 có khả năng lây lan ngày càng cao. Nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch sẽ có những hậu quả nguy hiểm xảy ra. Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp nhằm khống chế dịch bệnh bằng các biện pháp như bắt buộc việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, xử phạt khi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối,… Tuy nhiên, người dân đi lại giữa các cơ quan nhà nước ngày càng nhiều do các nhu cầu làm việc như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh, làm CCCD ngày càng nhiều. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng các biện pháp này; có những biện pháp được sử dụng tác động trực tiếp như tiêm vắc xin Covid-19. Việc tiêm phòng là rất tốt; tuy nhiên một điều đáng buồn sảy ra là việc xuất hiện trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin. Vậy tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường? Xoay quanh vấn đề này, Luật sư X nhận được nhiều câu hỏi. Cụ thể câu hỏi của anh Trịnh Xuân B như sau:

” Chào Luật Sư X: Hiện nay, tình hình dịch căng thẳng; ngoài việc áp dụng các biện pháp thông thường xóa một số đối tượng được tiêm vắc xin. Ngày 7-5 trên địa bàn tỉnh An Giang đã ghi nhận một trường hợp tử vong; do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca. Vậy Luật Sư cho em hỏi: Tử vong khi tiêm vắc xin Covid-19 có được đền bù không? Hi vọng Luật Sư giải đáp.’

Căn cứ pháp lý

Nghị định 104/2016/NĐ-CP
Thông tư 34/2018/TT-BYT

Trường hợp tiêm vắc xin Covid-19 bị tử vong

Bộ Y tế tối 7-5 vừa phát đi thông báo cho biết bác sĩ Từ Quốc Tuấn Giám đốc Sở Y tế An Giang; thông tin ngày 7-5 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong; do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca. Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.

Trước khi tiêm vắc-xin tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6-5; nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.

Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc, bệnh nhân đã tử vong ngày 7-5. Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang; nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).

Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình; người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có 747.827 người được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Bạn đã biết chưa: Có đòi lại được tiền cọc, tiền thuê nhà vì dịch Covid-19 hay không?

Tử vong khi tiêm vắc xin có được bồi thường không?

Tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường? Hiện nay theo quy định tại khoản 6 điều 30 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì:

Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch; nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng; Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế; hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được nhà nước bồi thường?

Vậy trong trường hợp nào nhà nước sẽ bồi thường tử vong khi tiêm vắc xin Covid-19? Bên cạnh những chế tài xử phạt tụ tập trong thời điểm dịch bệnh trái quy định, không đeo khẩu trang…nhà nước cũng có những ưu đãi bồi thường khi rơi vào những trường hợp đáng tiếc xảy ra nếu đủ điều kiện.

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng; Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra và trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng; Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn; để xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; và khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP. Cụ thể các trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:

a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
b) Người được tiêm chủng bị tử vong.

Ai được ưu tiên tiêm vắc xin covid 19

Ngoài câu hỏi đặt ra tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường? Nhiều trường hợp thắc mắc vậy những đối tượng nào sẽ được ưu tiên tiêm phòng vắc xin covid19 và có được tiêm miễn phí không. Tùy vào những công viejc, nhiệm vụ và địa bàn đang ở mà nhà nước cũng có những ưu đãi với nhiều người trong việc tiêm vắc xin. Đã có những quy định mới ban hành điều chỉnh về vấn đề này. Cụ thể nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19; trong đó quy định đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí. Nghị quyết nêu rõ: Cơ chế mua vắc xin thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013. Cụ thể như sau:

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí gồm:

  • Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng; chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an.
  • Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  • Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
  • Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
  • Người sinh sống tại các vùng có dịch.
  • Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
  • Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Về địa bàn

Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch. Như vậy, những thông tin trên đã trả lời cho bạn câu hỏi tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường không?

Có thể bạn thích:

Không khai báo y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Với hành vi khai báo y tế gian dối, không đúng sự thật có hậu quả rất lớn; có thể làm lây lan covid 19 cho người khác, khiến cho tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, khí kiểm soát. Nếu thực hiện hành vi này; bạn có thể bị xử lý hành chính và xử lý hình sự tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc. Mức xử lý hành chính có thể lên tới 20 triệu đồng.

Bạn có thể phải đối mặt với những mức tù cao; thậm chí kèm theo các mức phạt tiền bổ sung. Khi khai báo y tế gian dối bạn thì hành vi của bạn bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Có thể bị xử lý với các khung phạt khác quy định tại điều này. Mức phạt ở tội này là 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc có thể chịu mức phạt tù lên tới 15 năm tù. Kèm theo các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…

Tóm lại: Thông tin trên đã trả lời cho bạn câu hỏi tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường? Câu trả lời là có nếu bạn ở nằm trong các trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, việc tử vong khi tiêm Vắc xin chỉ là trường hợp hi hữu xảy ra; nên bạn không nên quá lo lắng hay hoang mang về việc tiêm vắc xin này. Tác dụng phụ của vắc xin không phải ai cũng gặp phải, tỉ lệ là rất nhỏ.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 của nữ y tế tại An Giang?

Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu. Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).

Quý III-2021 sẽ tiêm vắc xin covvis 19 cho những ai?

Theo thông báo, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vắc xin cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Số vắc xin còn lại COVAX Facility dự kiến hỗ trợ từ Quý III-2021, cụ thể:
Số lượng: khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người
Đối tượng triển khai: Giáo viên; Người trên 65 tuổi; Những người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch; Những người mắc bệnh mãn tính trưởng thành.

Có tiền sử dị ứng nặng có được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 không?

Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng. Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vắc-xin nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vắc-xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

Miễn phí sử dụng vắc xin bắt buộc trogn những trường hợp nào?

Miễn phí sử dụng vắc xin bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng..

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thắc mắc tử vong khi tiêm vắc xin covid 19 có được bồi thường? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid 19 cũng như các vấn đề liên quan đến vấn đề tiêm phòng covid 19 hãy liên hệ 0833102102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận