Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật

04/06/2021
2421
Views

Xin chào Luật sư: Gia đình tôi hiện đang xảy ra tranh chấp đất đai; câu chuyện như sau: Em trai út của bà nội tôi hiện đang sinh sống trên mảnh đất mà cụ tôi để lại. Khi ông bà tôi có yêu cầu phân chia đất đai nhưng ông cậu đó không chịu nói là đất này do cụ tôi để lại cho ông ta; trong khi cụ tôi mất không để lại di chúc. Khi khởi kiện ra tòa, tòa phân cho ông ta được một nửa phần đất của cụ ông; còn một nửa của cụ bà thì chia cho 6 người con của cụ. Luật sư cho tôi hỏi Tòa giải quyết như vậy là đúng hay sai, cụ ông mất năm 1964; cụ bà mất năm 1994. Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Luật sư tư vấn về vấn đề phân chia di sản thừa kế trước năm 1990 theo quy định của pháp luật như sau.

Căn cứ pháp luật

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Công văn số 01/GĐ-TANDTC năm 2018 về giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân ban hành.

Thời hiệu để khởi kiện yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế đối với bất động sản?

         Theo như thông tin bạn cung cấp thì cụ ông cụ bà đều đã mất; cụ ông mất năm 1964. Trong trường hợp này, mở thừa kế trước năm 1990 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là Bất động sản; được tính từ năm 1990 theo quy định tại Mục I Công văn số 01/GĐ-TANDTC  giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ:

“Đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/09/1990; thì thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế là Bất động sản được thực hiện theo quy định tại điều 36 pháp lệnh thừa kế năm 1990; và hướng dẫn tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990; của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về thừa kế. Thời hiệu bắt đầu tính là từ ngày 10/09/1990”.

      Như vậy, cụ ông của bạn mất từ năm 1964; theo Công văn số 01/GĐ-TANDTC; thì thời hiệu bắt đầu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/09/1990.

Xem thêm: Bảo hiểm thân thể cho giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Phân chia di sản thừa kế trước năm 1990?

      Như trình bày ở phần 1; thời hiệu khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990. Cụ bà mất năm 1994, như vậy chia di sản thừa kế trong trường hợp này như sau:

     Phần đất đó thuộc sở hữu chung của cụ ông và cụ bà; khi cụ ông và cụ bà mất đi đều không để lại di chúc; thì đất đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật theo thứ tự như sau:

  • Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
  • Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

      Như vậy, giả sử bố mẹ của cụ không còn nữa; thì phần đất của các cụ sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất là các con của cụ. Theo đó mảnh đất do các cụ để lại sẽ được chia làm 6 phần cho 6 người con của cụ; mỗi người được 6 phần như nhau theo quy định của pháp luật.

      Do đó, đối với phán quyết của Tòa án là” chia phần đất của cụ ông cho người cậu út; còn phần đất của cụ bà chia làm 6 phần” thì bà nội bạn có thể  kháng cáo đối với bản án của Tòa đã ra trước đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quyền tác giả được coi là di sản thừa kế?

Như đã giải thích ở trên, quyền tác giả là quyền tài sản; và đây cũng chính là một loại tài sản theo quy định của điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, quyền tác giả được coi là di sản thừa kế.

 Con riêng của chồng có được nhận thừa kế di sản từ mẹ kế không?

Để có thể được hưởng một phần di sản thừa kế thì người con riêng của chồng cần phải đưa ra các chứng cứ chứng minh giữa mẹ kế và mình có mối quan hệ chăm sóc; nuôi dưỡng nhau như mẹ con; cụ thể thì các chứng cứ có thể là sổ hộ khẩu gia đình ghi quan hệ cha con; bạn có phụng dưỡng ông lúc tuổi già; xác nhận của địa phương nơi bạn cư trú,… Khi đó, sẽ được hưởng phần di sản ngang bằng với phần thừa kế mà các đồng thừa kế cùng hàng thừa kế được hưởng.

Di sản không có người nhận thừa kế được xử lý như thế nào?

Điều 622 Bộ luật dân sự 2015:
Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc; theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Như vậy, tài sản không có người thừa kế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ thuộc về nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận