Chế tài phạt vi phạm và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại

07/10/2021
phạt vi phạm
922
Views

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên; được xác lập dựa trên sự thống nhất tự nguyên. Cũng như những hợp đồng khác hợp đồng thương mại mặc dù được do ý chí của các bên những cũng không thể tránh khỏi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó; mà chế tài trong hợp đồng thương mại đã được xây dựng và phát triển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chế tài phạt vi phạm và bồi thường trong hợp đồng thương mại qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại năm 2005

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thế nào là hợp đồng thương mại?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015: “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi; hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy; hợp đồng thương mại chính là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự và có thể hiểu rằng: Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên (mà ít nhất một bên là thương nhân; hoặc chủ thể có tư cách thương nhân) để xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi.

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại được hiểu thế nào?

Chế tài là các biện pháp cưỡng chế nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật để đảm bảo việc thực hiện pháp luật. Các chế tài do nhà nước đặt ra; được quy định trong các quy phạm pháp luật; và mang tính cưỡng chế thi hành.

Theo đó; chế tài trong thương mại là những hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với bên có hành vi không thực hiện; thực hiện không đầy đủ; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng trong thương mại; hoặc theo quy định pháp luật. Chế tài do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu.

Mục đích của chế tài trong thương mại

Khi hợp đồng trong hoạt động thương mại được giao kết hợp pháp sẽ phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên giao kết. Các bên phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Như vậy; các chế tài trong thương mại trước hết thúc đẩy các nhà kinh doanh tuân thủ khung pháp lý gồm các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn; yêu cầu đã được xác định trước và thực hiện hoạt động thương mại trong khuôn khổ đó.

Bên cạnh đó; chế tài trong thương mại có khả năng trừng phạt đối với nhà kinh doanh không thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chế tài trong thương mại có mục đích bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại.

Ngoài ra; chế tài trong thương mại còn nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng từ phía các nhà kinh doanh cũng như những người có quan hệ hợp đồng với họ.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm

Có hành vi vi phạm hợp đồng:

Để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm phải có hành vi vi phạm hợp đồng; và theo khoản 12 Điều 3 LTM năm 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.

Theo quy định của luật thì vi phạm hợp đồng phải thuộc một trong các trường hợp không thực hiện; thực hiện không đầy đủ; thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên; hoặc theo quy định của luật.

Ví dụ như  vi phạm các điều mà hai bên đã cam kết như chất lượng sản phẩm, bảo hành, thời gian giao hàng….

Có tồn tại thỏa thuận phạt vi phạm:

Chế tài này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Do đó; một bên không thể đương nhiên yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên; cũng có những trường hợp ngoại lệ đó là khi giữa các chủ thể do không am hiểu hết về các chế tài dẫn đến sự nhầm lẫn; hoặc nghĩ rằng có quyền được pháp luật bảo vệ khi quyền và lợi ích của mình không được thực hiện đúng theo hợp đồng.

Do đó; đòi hỏi mỗi người phải tự có sự hiểu biết nhất định về chế định hợp đồng thương mại nói chung; và các chế tài trong hợp đồng thương mại nói riêng để có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm:

Khi hành vi vi phạm hợp đồng có xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại; thì dù các bên đã có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên vi phạm vẫn có thể miễn một phần hoặc miễn toàn bộ trách nhiệm.

Điều này không chỉ áp dụng cho chế tài phạt vi phạm mà áp dụng cho tất cả các chế tài khác theo quy định tại Điều 292 LTM năm 2005. Các trường hợp miễm trách nhiệm đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điều 294 LTM năm 2005.

Nội dung chế tài phạt vi phạm

Theo Điều 301 LTM năm 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Có thể thấy LTM năm 2005 không đặt ra mức phạt tối thiểu giữa các bên nhưng mức phạt tối đa mà các bên được áp dụng là 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Trường hợp các bên không thỏa thuận mức phạt vi phạm trong hợp đồng là bao nhiêu thì dù có xảy ra thiệt hại lớn thế nào; thì bên vi phạm cũng chỉ phải chịu mức phạt là 8% phần nghĩa vụ hợp đồng.

Còn đối với những hợp đồng dân sự thì; Bộ luật dân sự năm 2015 cho bên tự thỏa thuận về mức phạt vi phạm. Hai chế định có điểm chung là đều ghi nhận phạt vi phạm là kết quả của thỏa thuận giữa các bên.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Căn cứ phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại.

Điều 303 LTM năm 2005; đã có quy định về các căn phát sinh chế tài bồi thường thiệt hại gồm:  Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế; và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng theo khoản 12 Điều 3 LTM năm 2005.

Như vậy; việc xác định hành vi vi phạm là cần thiết vì đó là căn cứ pháp lý không thể thiếu để áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung; và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng. Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không thể áp dụng bất kì chế tài nào.

Có thiệt hại thực tế xảy ra

Để có cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại; bên bị thiệt hại phải xuất trình được các tài liệu để chứng minh. Đây là chứng cứ pháp lý quan trọng để bên gây thiệt hại xem xét nếu việc bồi thường thiệt hại được giải quyết thông qua còn đường đàm phán; và thương lượng.

Còn thông qua con đường Tòa án thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Hành vi vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trên thực tế một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại; và một khoản thiệt hại cũng có thể được phát sinh ra do nhiều hành vi tham nhũng.

Vì vậy; việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng; và thiệt hại thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng.

Do đó; mà bên vi phạm phải chứng minh rằng hành vi vi phạm; và thiệt hại đó có mối quan hệ tất yếu với nhau; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra vi phạm.

Nội dung của chế tài bồi thướng thiệt hại

Bên bị vi phạm muốn được BTTH phải chứng minh có tổn thật xảy ra trong thực tế; mức độ tổn thất và phải chứng minh được việc áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất; từ đó mới phát sinh quyền áp dụng chế tài buộc BTTH. Trong trường hợp hai bên không tự hòa giải; thương lượng được bên bị vi phạm có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài giải quyết.

Theo Điều 305 LTM năm 2005; thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất được xem là quan trọng để có thể bù đắp, bồi hoàn những tổn thất cho bên bị vi phạm; nhằm giúp họ có thể khôi phục các lợi ích vật chất như khi thực hiện hợp đồng.

Điều 305 LTM năm 2005; có thể hiểu rằng nghĩa vụ hạn chế tổn thất thuộc về bên bị vi phạm hợp đồng; bên bị vi phạm phải áp dụng các biện pháp hợp lý và cần thiết để hạn chế bớt thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên; hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể biện pháp hạn chế tổn thất là các biện pháp gì. 

Mời bạn đọc xem thêm

Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Các nguyên tắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Chế tài phạt vi phạm và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là một chế tài mang tính tài sản; việc bồi thường thiệt hại chính là bồi thường những tổn thất thực tế bị mất mát do hành vi vi phạm của một bên trong quan hệ hợp đồng.

Phạt vi phạm là gì?

Phạt vi phạm là một chế tài do các bên thỏa thuận về vật chất, được sử dụng phổ biến ở tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng; mục đích chủ yếu của chế tài này là răn đe, trừng phạt; ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng; đề cao ý thức tôn trong pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng

Có các loại chế tài thương mại nào?

Các loại chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 LTM năm 2005, bao gồm:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
– Phạt vi phạm;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
Hủy bỏ hợp đồng;
– Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận