Công ước viên 1961 của bộ ngoại giao về quan hệ ngoại giao

06/10/2021
Công ước viên 1961 của bộ ngoại giao về quan hệ ngoại giao
1437
Views

CÔNG ƯỚC VIÊN CỦA LIÊN HỢP QUỐC NGÀY 19/04/1961 VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO. Dưới đây là nội dung về công ước viên 1961 của Luật sư 247!

Số hiệu:KhôngsốLoại văn bản:Điều ước quốc tế
Nơi ban hành:Liên hợp quốcNgười ký:
Ngày ban hành:18/04/1961Ngày hiệu lực:19/05/1961
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt Công ước viên 1961

Các nước tham gia Công ước này.

Nhắc lại rằng, từ thời xưa, nhân dân tất cả các nước đã thừa nhận quy chế các viên chức ngoại giao;

Ý thức rõ những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc về bình đẳng chủ quyền của các nước, về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và về sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nhà nước;

Tin chắc rằng việc ký kết một Công ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao sẽ góp phần vào việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước và xã hội khác nhau của họ;

Nhận thức rằng mục đích của các quyền ưu đãi và miễn trừ đó không phải để làm lợi cho các cá nhân mà để bảo đảm cho các cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện có hiệu quả các chức năng của họ, với tư cách là đại diện cho các nước;

Khẳng định rằng các quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề không được quy định trực tiếp trong các điều khoản của Công ước này.

Xem trước và tải xuống Công ước viên 1961

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Trụ sở của cơ quan đại diện là gì?

“Trụ sở của cơ quan đại diện” là toà nhà hoặc bộ phận của toà nhà và đất đai phụ thuộc, không kể người sở hữu là ai, được dùng vào mục đích của cơ quan đại diện, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện.

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao?

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao cụ thể gồm có:
a) Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận;
b) Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;
c) Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận;
d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi;
e) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.

Người đứng đầu cơ quan đại diện được coi là đã nhậm chức tại Nước tiếp nhận kể từ khi nào?

Người đứng đầu cơ quan đại diện được coi là đã nhậm chức tại Nước tiếp nhận kể từ khi đã trình thư uỷ nhiệm hoặc kể từ khi đã thông báo là đã đến và đã trao một bản sao y thư uỷ nhiệm cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận, theo thực tiễn hiện hành ở Nước tiếp nhận và thực tiễn đó phải được áp dụng một cách nhất quán.

Thông tin liên hệ với Luật sư 

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: Công ước viên 1963 của bộ ngoại giao về quan hệ lãnh sự

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận