Công ước viên về luật điều ước quốc tế năm 1969

06/10/2021
Công ước viên về luật điều ước quốc tế năm 1969
1047
Views

CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ NĂM 1969. Dưới đây là nội dung về công ước viên 1969 của Luật sư 247!

Số hiệu:KhongsoLoại văn bản:Điều ước quốc tế
Nơi ban hành:***Người ký:***
Ngày ban hành:23/05/1969Ngày hiệu lực:
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt Công ước viên về luật điều ước quốc tế năm 1969

Các quốc gia tham gia Công ước này,

Tính đến vai trò cơ bản của các điều ước trong lịch sử quan hệ quốc tế,

Công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các chế độ Hiến pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia.

Ghi nhận rằng các nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn thế giới công nhận.

Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng như những tranh chấp quốc tế khác, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và những nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

Nhắc lại quyết tâm của các dân tộc trong Liên hiệp quốc là tạo những điều kiện cần thiết cho việc duy trì việc tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước.

Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc, như nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc tôn trọng một cách phổ biến và tuân thủ quyền con người và những quyền tự do cơ bản của con người.

Tin rằng việc pháp điển hóa và phát triển Luật điều ước đạt được trong Công ước này sẽ thúc đẩy những mục tiêu của Liên hiệp quốc, phát triển quan hệ hữu nghị và thực hiện sự hợp tác giữa các dân tộc.

Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề không đạt được điều chỉnh trong Công ước này.

Xem trước và tải xuống Công ước viên về luật điều ước quốc tế năm 1969

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Những hình thức biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước?

Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước; có thể biểu thị bằng việc ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận.

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được biểu thị bằng việc trao đổi các văn kiện của điều ước?

Sự đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước; bằng việc trao đổi với nhau các văn kiện được thể hiện:
a) Khi các văn kiện quy định rằng việc trao đổi sẽ có giá trị ràng buộc đó; hoặc
b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia này đã thỏa thuận việc trao văn kiện sẽ có giá trị ràng buộc đó.

Tính chất không hồi tố của Công ước 1969?

Không làm phương hại đến việc áp dụng các quy tắc ghi trong Công ước này; mà theo đó; các điều ước được pháp luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào Công ước này. Công ước này chỉ áp dụng đối với các điều ước đã được ký kết giữa các quốc gia; sau khi Công ước này có hiệu lực đối với các quốc gia đó.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận