Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty hiện nay

06/10/2021
liên kết trong mô hình nhóm công ty
1413
Views

Trong quá trình hoạt động kinh doanh có nhiều biến động, sự cạnh tranh như hiện nay để tạo đà phát triển và thúc đẩy kinh doanh phát triển đòi hỏi các công ty; doanh nghiệp phải có sự liên kết với nhau. Nhu cầu thực hiện liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp; kinh doanh đa nghành đã trở thành nhu cầu mang tính thời sự. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về sự liên kết trong mô hình nhóm công ty hiện nay qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2020

Nghị định 47/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Nhóm công ty là gì?

Trong Luật doanh nghiệp năm 2020 không có đưa ra định nghĩa cụ thể về nhóm công ty.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 146 Luật doanh nghiệp năm 2005; có đưa ra khái niệm nhóm công ty như sau: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.

Từ những cơ sở trên; có khái niệm về nhóm công ty như sau: “ Nhóm công ty là một tập hợp hai hay nhiều công ty, tương tác và có mối quan hệ lâu dài về kinh tế, công nghệ, thị trường, loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường tích tụ, tập trung vốn và tối đa hóa lợi nhuận”.

Đặc điểm của liên kết trong mô hình nhóm công ty

Thứ nhất; liên kết trong nhóm công ty được hình thành từ sự kết hợp của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập. Các công ty liên kết trong nhóm công ty có hình thức của công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

Thứ hai; liên kết trong nhóm công ty được hình thành dựa trên tính tự nguyện của các công ty trong nhóm. Các công ty độc lập; nhân danh chính mình để thực hiện hành vi liên kết. Tuy nhiên; trong một số trường hợp; do những điều kiện cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết.

Thứ ba; các công ty liên kết với nhau theo loại hình mang lại lợi ích cho các công ty.

Các hình thức liên kết trong mô hình nhóm công ty

Các nhóm công ty hiện nay có thể liên kết với nhau theo nhiều hình thức:

  • Liên kết cứng là liên kết dựa trên việc năm giữ vốn.
  • Liên kết mềm là liên kết về công nghệ, thị trường; hoặc thương hiệu; là việc liên kết thông qua các hợp đồng hợp tác; liên kết về khoa học kĩ thuật, công nghệ, sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển; hay mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
  • Liên kết theo chiều ngang: diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành bằng việc tham gia cổ phần góp vốn lẫn nhau hoặc các thỏa thuận nhằm phân chia thị trường; kiêm soát sự gia nhập nhóm của các công ty bên ngoài. Ví dụ như sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với doanh nghiệp sản xuất đường.
  • Liên kết theo chiều dọc:  là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một; hoặc một số công đoạn của dây chuyền sản xuất đó. Liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành như các công ty cung ứng vật liệu; sản xuất, vận tải, bán hàng,…
  • Liên kết hỗn hợp đa ngành; đa lĩnh vực: là sự kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang. Là loại liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành; nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ; quy trình sản xuất;… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.

Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty

Liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Liên kết trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có các dạng liên kết sau:

Thể hiện trong liên kết vốn:

Là hình thức liên kết chủ yếu trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty tại Việt Nam. Liên kết vốn trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành từ quá trình đầu tư của công ty này nhằm sở hữu cổ phần; vốn góp trong công ty khác. Hoạt động đầu tư bao gồm góp vốn thành lập công ty, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần; phần vốn góp trong công ty. Liên kết vốn thường mang tính chi phối mạnh và là liên kết chủ yếu của mô hình công ty mẹ – công ty con trong tập đoàn kinh tế; tổng công ty.

Liên kết về quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty:

Liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp; liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.  Liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp được hình thành khi các công ty cùng nhau thực hiện việc nghiên cứu thành công; các công ty cùng nhau đăng kí và thực hiện các hoạt động pháp lí nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Liên kết về thị trường trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty:

Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các công ty độc lập nằm trong các khuân trong quá trình sản xuất ( theo chiều dọc); và trên cùng thị trường liên quan ( theo chiều ngang). Liên kết thị trường trong tập đoàn kinh tế; tổng công ty có tính bền vững; lâu dài, các công ty trong liên kết hoạt động kinh doanh độc lập nhưng vẫn tuân thủ những lợi ích chung của toàn bộ tập đoàn. Trong liên kết có công ty giữ quyền chi phối; công ty này thực hiện việc phân chia thị trường cho các công ty còn lại trong liên kết.

Liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp kinh doanh trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty:

Là hình thức liên kết giữa các công ty về nhãn hiệu, về địa điểm kinh doanh để tạo thành một sản phẩm hoặc một hệ thống cung cấp dịch vụ. Những liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp đòi hỏi mức độ và bền vững trong liên kết.

Đây không phải dạng liên kết theo vụ việc, mà sự liên kết ở đây có tính chất lâu dài; quyền lợi của các bên bị chi phối lẫn nhau, từ đó tạo nên tính ổn định và bền vững của liên kết.

Một số hình thức liên kết khác trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty:

Liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế; tổng công ty được nhà nước cấp giấy phép khai thác tài nguyên; công ty mẹ giao cho các công ty con kí kết hợp đồng nhận thầu khai thác cho công ty mẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài nguyên để chi phối hoạt động của công ty con.

Liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường của công ty con. Theo đó; hầu hết những sản phẩm dịch vụ của công ty con đều cung ứng cho công ty mẹ.

Liên kết trong mô hình công ty mẹ – công ty con

Khái niệm:

Mô hình công ty mẹ – công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm ( công ty mẹ) và các công ty bị chi phối ( công ty con).

Việt Nam đang từng bước hình thành, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con trên thực tế cũng như trong pháp luật; minh chứng cho điều này là sự xuất hiện của những quy định có liên quan tới mô hình trong những văn bản mang tính pháp lý như Luật doanh nghiệp năm 2020.

Công ty mẹ – công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập; có tư cách pháp nhân, song lại có mối quan hệ ràng buộc và sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Mối liên hệ trong mô hình nay:

Luật doanh nghiệp năm 2014  đã quy định cụ thể về mối quan hệ, giữa công ty mẹ – công ty con; qua đó thấy được mối liên hệ trong mô hình này ngoài về vốn còn về hoạt động; công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối đối với công ty con.

Trong trường hợp trực tiếp; công ty con chấp nhận những điều kiện để trở thành thành viên tập đoàn, công ty mẹ được quyền bổ nhiệm các chức danh quan trọng trong công ty; được quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty bị chi phối, từ đó công ty con cũng sẽ được hưởng lợi từ tập đoàn.

Trong trường hợp gián tiếp; công ty mẹ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty con nhưng chưa ở mức chi phối, tuy nhiên sau khi bầu ban điều hành; với số cổ phần, phần vốn góp nắm giữ công ty mẹ vẫn cử được đa số thành viên trong ban điều hành công ty con.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty hiện nay” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?

Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận