Bảo hiểm thân thể cho giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào?

03/06/2021
1235
Views

Xin chào Luật sư! : Mỗi năm, trường học nơi tôi đang đang công tác lại thu của cán bộ công nhân viên nhà trường 1 khoản tiền để mua bảo hiểm thân thể cho giáo viên. Vậy cho tôi hỏi hiện tôi đang mang thai; liệu những lần mình đi khám thai có được bảo hiểm thân thể hỗ trợ chi phí gì không? Khi mình sinh con; ngoài tiền thai sản của bảo hiểm xã hội chi trả; thì mức hưởng bên bảo hiểm thân thể của mình sẽ là bao nhiêu?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng Luật sư X. Luật sư tư vấn về vấn đề bảo hiểm thân thể cho giáo viên như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bản chất của bảo hiểm thân thể

     Hiện nay, pháp luật không có bất cứ một quy định nào cụ thể ghi nhận khái niệm “bảo hiểm thân thể”. Hiểu một cách khái quát bảo hiểm thân thể là một loại bảo hiểm tư nhân; do doanh nghiệp; tổ chức kinh doanh bảo hiểm cung cấp. Bản thân bảo hiểm thân thể này là cách gọi khác của bảo hiểm sức khỏe.

Theo hướng dẫn tại Luật Kinh doanh bảo hiểm được hiểu là:

“20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

     Theo đó, khi người mua bảo hiểm tham gia loại hình bảo hiểm sức khỏe; khi họ bị ốm đau, tai nạn, điều trị thương tật; căn cứ vào những điều khoản 2 bên ký kết trong hợp đồng bảo hiểm; bên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán chi phí khám chữa bệnh đó.

Điều kiện, mức hưởng bảo hiểm thân thể cho giáo viên

     Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010 có quy định:

“1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

i) Các quy định giải quyết tranh chấp;

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.”

     Theo quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể điều kiện hay mức hưởng bảo hiểm thân thể là bao nhiêu mà những quy định trên chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên tham gia bảo hiểm; và bên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Do đó, việc bạn có được chi trả tiền bảo hiểm thân thể những ngày đi khám thai hay mức hưởng bảo hiểm sau khi bạn sinh con là bao nhiêu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các điều khoản hợp đồng mà nhà trường ký với bên kinh doanh bảo hiểm.

Xem thêm: Đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo mẫu hiện hành

Số tiền bảo hiểm thân thể được tính như thế nào?

Số tiền bảo hiểm sẽ được chính người tham gia kê khai trong đơn bảo hiểm. Tuy nhiên, cần phải dựa trên một số tiêu chí sau đây:

  • Số tiền bảo hiểm thân thể = mức lương thực tế x 36 tháng: đây là hình thức đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm khi mức đền bù thiệt hại phù hợp với sự cống hiến của người lao động trong một doanh nghiệp. Dù vậy, hình thức này cũng làm tăng thủ tục hành chính nếu doanh nghiệp có sự biến đổi lớn về mặt nhân sự.
  • Theo số tiền bảo hiểm quy ước (10 triệu, 20 triệu…): Việc quy ước cố định số tiền bảo hiểm sẽ tiết kiệm thời gian và nhanh gọn thủ tục hành chính hơn so với hình thức trên. Tuy nhiên, hình thức này sẽ biến mọi người có mức lương giống nhau, không phản ánh được sự công bằng trong cống hiến và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp.

      Bạn cần liên hệ với bên đại diện tham gia bảo hiểm thân thể từ phía trường để được yêu cầu xem xét hợp đồng; từ đó xác định bản thân có đáp ứng đủ điều kiện; cũng như được hưởng bảo hiểm thân thể hay không. 

     Tham khảo thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Bảo hiểm thân thể cho giáo viên. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi?

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con ?

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây:Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương của những ngày làm việc; lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng ché độ thai sản đầy đủ như đã nêu

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là bao nhiêu?

Mức lương được nhận trong thời gian nghỉ này là 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp bạn nghỉ tại nhà. Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung; bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn; cụ thể là 40% lương tối thiểu chung/ngày.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Để lại một bình luận